Tin tức

Bác sỹ giải đáp thắc mắc: xét nghiệm dung nạp glucose là gì?

Ngày 23/12/2019
BS. Trần Khánh Huyền, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xét nghiệm dung nạp glucose là loại xét nghiệm để thực hiện chẩn đoán các bệnh liên quan đến đái tháo đường hoặc tiểu đường ở sản phụ trong giai đoạn thai kỳ.

1. Xét nghiệm dung nạp glucose được thực hiện ở các đối tượng nào?

Khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống dung dịch có chứa từ 75 gram glucose, sau khi uống xong sẽ tiến hành lấy máu tại thời điểm 1h và 2h sau uống để thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm này thông thường được chỉ định cho tất cả các thai phụ ở tuần thai 24 - 28, đặc biệt là những thai phụ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kì.

Một số yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kì gồm:

  • Chỉ số BMI quá cao (chỉ số BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương). Nếu chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30 thì bạn bị béo phì và có nguy cơ cao bị các bệnh tiểu đường.

  • Thai phụ đã bị đái tháo đường trong lần mang thai trước.

  • Trong gia đình của thai phụ có người đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến tiểu đường.

  • Tiền sử thai sản: Trước đây sinh 1 bé nặng trên 4,1 kg hoặc 1 thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

  • Chủng tộc: thai phụ gốc da đen, Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ hoặc châu Á có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn người da trắng.

Chỉ số BMI lớn hơn 30 thì bạn bị béo phì và có nguy cơ cao mắc bệnh

Chỉ số BMI lớn hơn 30 thì bạn bị béo phì và có nguy cơ cao mắc bệnh

Phương pháp này không áp dụng cho một số trường hợp sau:

  • Không sử dụng cho những người đã chẩn đoán mắc tiểu đường trước đó.

  • Bệnh nhân đang bị các bệnh cấp tính.

  • Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

Hiện nay, xét nghiệm này tại Việt Nam đang áp dụng những tiêu chuẩn ADA 2016 của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ.

2. Quy trình xét nghiệm dung nạp glucose

2.1. Lần khám thai đầu tiên

Lần khám thai đầu tiên thai phụ sẽ được khám sàng lọc tiểu đường.

Thai phụ trong tình trạng đói mà lượng glucose trong máu có giá trị 5.1 đến 7 mmol/L thì được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Nếu giá trị glucose trong máu thấp hơn giá trị trên thì thai phụ nên đợi đến tuần 24 - 28 của thai kỳ để thực hiện xét nghiệm này.

Kiểm tra sàng lọc tiểu đường ở lần khám thai đầu tiên

Kiểm tra sàng lọc tiểu đường ở lần khám thai đầu tiên

2.2. Quy trình xét nghiệm dung nạp glucose

3 ngày trước khi làm xét nghiệm, thai phụ duy trì hoạt động thể lực và ăn uống bình thường (bữa ăn chứa ít nhất 150 gram carbohydrate); không dùng thuốc nhóm glucocorticoid, lợi tiểu, chẹn beta giao cảm, estrogen.

Thai phụ nên nhịn ăn uống (chỉ uống nước lọc) trong vòng 10 đến 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết glucose. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia thuốc lá.

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm bệnh nhân nên ngồi im để kết quả không bị ảnh hưởng.

Quy trình xét nghiệm được chia làm 3 bước chính như sau:

  • Lấy mẫu máu của thai phụ trong giai đoạn cơ thể đang đói. Đây là chỉ số tiêu chuẩn để so sánh với 2 kết quả xét nghiệm phía sau.

  • Cho thai phụ uống dung dịch có chứa 75 gram glucose. Sau đó yêu cầu bệnh nhân ngồi yên trong vòng một tiếng rồi thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm lần 2.

  • Sau khoảng thời gian 1 tiếng tiếp theo thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm lần 3. Trong khoảng thời gian đợi này thai phụ hạn chế vận động, có thể uống nước lọc nếu khát.

Lấy mẫu máu 3 lần để xét nghiệm dung nạp glucose

Lấy mẫu máu 3 lần để xét nghiệm dung nạp glucose

2.3. Kết quả xét nghiệm glucose trong máu

Lượng glucose trong máu được coi là bình thường ở cả ba lần thí nghiệm là:

  • Lần 1 xét nghiệm mẫu máu khi đói: Lượng glucose 3,8 - 5,1 mmol/L.

  • Lần xét nghiệm 2: Giá trị bình thường là nhỏ hơn hoặc bằng 10 mmol/L.

  • Lần xét nghiệm 3: Giá trị bình thường là nhỏ hơn hoặc bằng 8,5 mmol/L.

Nếu kết quả xét nghiệm xuất hiện ít nhất 1 giá trị vượt quá ngưỡng giá trị bình thường như đã trình bày ở trên thì được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.

Nếu kết quả xét nghiệm ở lần thứ ba 7,8 - 11,1 mmol/L thì được chẩn đoán đang bị tiền đái tháo đường.

3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose

Một số lưu ý để kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao:

  • Không áp dụng phương pháp này cho các thai phụ đã được chẩn đoán mắc tiểu đường trước khi mang thai.

  • Bệnh nhân sinh hoạt ăn uống bình thường trong vòng 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.

  • Không sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc thuộc nhóm corticoid hay thuốc chẹn beta giao cảm trong vòng 3 ngày trước xét nghiệm.

  • Tiến hành xét nghiệm vào buổi sáng, trước đó yêu cầu bệnh nhân nhịn đói 10 đến 14 tiếng.

  • Sau khi thực hiện xong nghiệm pháp nên ăn nhẹ để tránh hiện tượng như chóng mặt buồn nôn.

  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình xét nghiệm để kết quá cho ra là chính xác nhất.

Không áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân bị đường huyết cao

Không áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân bị đường huyết cao

4. Thai kỳ được chẩn đoán tiền đái tháo đường nên làm gì?

Sau kết quả xét nghiệm, bạn được chẩn đoán đã bị tiền đái tháo đường thì hãy tuân theo hướng dẫn chữa trị của bác sĩ. Ngoài ra nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, hoạt động thể chất thường xuyên để tăng hiệu quả điều trị.

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều glucose, thực phẩm dầu mỡ hoặc có nhiều tinh bột.

  • Ăn nhiều rau xanh để bổ xung chất xơ, bổ xung các vitamin và đạm cần thiết.

  • Không nên ăn quá no, hoặc nhịn đói vì ăn kiêng. Thai phụ nên chia ra 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày với chế độ ăn hợp lý.

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát cân nặng của mình. Như đã nói ở trên tăng cân quá nhiều hay béo phì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao.

  • Vận động thể dục thể thao 15 đến 30 phút mỗi ngày. Sử dụng các bài tập dành riêng cho bà bầu, tuyệt đối không nên chơi các loại thể thao có cường độ hoạt động mạnh.

  • Thực hiện xét nghiệm đường huyết thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu không kiểm tra thường xuyên rất có thể gây nên biến chứng làm ảnh hưởng xấu đến cả thai nhi và thai phụ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh

Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh

Kết quả xét nghiệm này rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiền đái tháo đường ở thai phụ. Do vậy các bà mẹ cần lựa chọn những trung tâm y tế hoặc bệnh viện lớn thực hiện xét nghiệm để kết quả chính xác và độ tin cậy cao.

Hiện tại Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose với quy trình lấy mẫu máu nghiêm ngặt, thời gian trả kết quả nhanh chóng. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan thì thai phụ hãy liên hệ hoặc đến các cơ sở y tế của chúng tôi để được giải đáp và thực hiện xét nghiệm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.