Tin tức

Bệnh tiêu chảy nên ăn gì cho lại sức?

Ngày 01/05/2019
Ban biên tập
Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh qua thức ăn, đồ uống xâm nhập vào cơ thể gây bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Cùng nghe những lời khuyên bổ ích đồ ăn giúp lấy lại sức sau khi mắc tiêu chảy.

1. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, trong đó có 2 nhóm chính là nhiễm độc tố của vi khuẩn, virus và do lỵ trực khuẩn qua thức ăn hàng ngày.

1.1 Tiêu chảy do độc tố của vi khuẩn trong thức ăn

- Khi bạn ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella, kể cả thực phẩm tươi như: thịt lợn, thịt gia cầm, sữa, trứng, hải sản, rau quả đều có thể chứa vi khuẩn Salmonella.

- Hoặc khi bạn ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn. Chính độc tố này đã gây bệnh tiêu chảy như: độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium Perfringens, Clostridium Botulinum, Bacillus cereusVibrio Parahaemolyticus).

Bệnh tiêu chảy ăn gì cho lại sức MEDLATEC

Nhiễm Salmonella là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy.

1.2 Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn

Do vi khuẩn Shigella gây ra, các triệu chứng của bệnh là đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt.

Do các chủng Escherichia Coli (E.Coli): Có 3 chủng có thể gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ đau quặn, mót rặn và phân lỏng máu mũi. Gồm các chủng: E.Coli gây bệnh lý ruột; E.Coli độc tố xâm nhập ruột; E.Coli độc tố gây chảy máu ruột. Nguồn lây vi khuẩn này là thức ăn và nước.

Tiêu chảy do tả: Do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Biểu hiện lâm sàng đi ngoài nhiều lần/ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bệnh  tiêu chảy ăn gì cho lại sức medlatec

Vi khuẩn tả gây bệnh tiêu chảy nghiêm trọng, nếu không có biện pháp dự phòng đặc hiệu bệnh rất dễ bùng phát thành dịch.

2. Thực phẩm tốt sau tiêu chảy

Khi mắc bệnh, cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, ốm sốt, mất nước nên mất nhiều thời gian để sức khỏe hồi phục. Chính vì vậy, chế độ ăn uống giúp lấy lại sức rất quan trọng. Mách bạn những đồ ăn sau có lợi cho đường tiêu hóa:

- Chuối: Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu dạ dày ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần.

-Táo: Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy ăn gì cho lại sức medlatec

Chuối và táo là hai loại quả giàu chất dinh dưỡng và lành tính, phù hợp trong phục hồi sức khỏe.

- Gạo nứt: đây là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.

- Bánh mì: cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.

- Sữa chua: đây là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.

bệnh tiêu chảy ăn gì cho lại sức medlatec

Các đồ ăn chứa nhiều chất xơ, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu phù hợp với người phục hồi đường tiêu hóa sau thời gian mắc bệnh.

- Bổ sung nước: Bên cạnh việc tìm hiểu tiêu chảy nên ăn gì thì bổ sung nước là điều thiết yếu. Người bị tiêu chảy ít nhiều đều gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Bạn cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để bảo đảm vệ sinh.

- Nước chanh: Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng - những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy ăn gì cho lại sức medlatec

Bệnh tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong vì bệnh nhân mất nước nhiều, vì vậy việc bổ sung nước là điều cần thiết cho cơ thể trong quá trình điều trị và phục hồi.

Lưu ý: Những thực phẩm cần tránh có thể kể đến như các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản..., các loại rau nhiều chất xơ. Vì đây là những thực phẩm có thể khiến đường ruột bạn gặp rối loạn thêm trầm trọng.

Mọi thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:

Bệnh việnđa khoa MEDLATEC 

Phòng khám Đa khoa MEDLATEC

Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

Tổng đài: 1900 56 56 56.

Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected].

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.