Tin tức

Bỏ túi các xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết theo quy định của Bộ Y tế

Ngày 22/07/2019
BS Nguyễn Thị Thùy - Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Nhiễm khuẩn huyết hay còn gọi là nhiễm trùng máu, đây là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng toàn thân. Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm bệnh sẽ ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh.

1. Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), đây là bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 11 và chỉ tính riêng ở Mỹ, hàng năm có hơn 20.000 trường hợp người bệnh trên 65 tuổi bị mất trí do NKH.

Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết, hỗ trợ các bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Hơn nữa, bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nhắc đến bệnh nhiễm khuẩn huyết, thông thường các bác sĩ sẽ đề cập đến hai khái niệm đó là:

- Vãng khuẩn huyết (Bacteremia) là sự có mặt của vi khuẩn ở trong máu được xác định bằng cấy máu dương tính nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

- Nhiễm khuẩn huyết (Septicemia) là tình trạng nhiễm trùng toàn thân rất nặng do vi khuẩn từ ổ nhiễm khuẩn hoặc từ ngoài xâm nhập vào dòng máu, sinh sôi và phát triển trong máu gây ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng có khi sốc, dễ tử vong.

2. Những ai dễ mắc nhiễm khuẩn huyết

Người mắc nhiễm khuẩn huyết thường do cơ địa yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công, hoặc có thể là hệ quả của một số bệnh nhiễm trùng. Các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng, những người sau có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết cao:

- Người viêm phổi có khoảng 12% mắc nhiễm khuẩn huyết;

- Người nhiễm trùng ổ bụng 5% mắc nhiễm khuẩn huyết;

- Người nhiễm trùng đường tiết niệu có khoảng 17% mắc nhiễm khuẩn huyết;

- Người viêm mô tế bào nhiễm trùng xương;

- Những người bị suy giảm hệ miễn dịch HIV/AIDS ung thư, tiểu đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch;

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già;

- Những người nhập viện hoặc phẫu thuật trong thời gian gần đây.

Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Người năm viện dài ngày có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn huyết.

3. Biến chứng của nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết toàn thân rất nghiêm trọng, có thể sốc nhiễm khuẩn và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây các biến chứng và hậu quả như:

- Suy hô hấp: NKH gây nên hội chứng suy hô hấp cấp- ARDS (Adult Respiratory Distress Syndrome);

- Suy giảm các yếu tố đông máu

- Suy giảm chức năng gan, thận...

- Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock);

- Các cơ quan khác: Hoại tử cơ tim, gan, thận, lách, hoại tử xuất huyết ruột,...

Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết

Hình ảnh minh họa biến chứng của nhiễm khuẩn huyết.

4. Xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết hỗ trợ chẩn đoán và điều trị

Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chỉ ra rằng, có nhiều xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán NKH, các nghiệm được đề cập đến là:

- Cấy máu;

- Xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu;

- Xét nghiệm Procalcitonin (PCT); CRP máu; máu lắng

- Xét nghiệm Lactat máu;

- Rối loạn đông máu;

- Xét nghiệm chức năng gan thận;

- Khí máu.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định cũng như tìm nguyên nhân: cấy máu và Multiplex PCR.

Tuy nhiên, để chẩn đoán sớm thì ngoài triệu chứng lâm sàng cần kết hợp với các marker sinh hóa, có giá trị nhất và đặc hiệu cao là PCT.

4.1 Cấy máu

Cấy máu là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định, tuy nhiên thực hiện  cấy máu có độ nhạy 40%. Theo các bác sĩ, tất cả những trường hợp có sốt cao, hạ thân nhiệt, rét run, ớn lạnh sẽ được chỉ định thực hiện cấy máu. Ngoài ra, bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn chữa rõ vị trí khu trú: CRP cao, PCT cao… ; bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như có tiếng tim bệnh lý nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; bệnh nhân có xuất huyết dưới da hay niêm mạc, xuất huyết dạng sao ở móng tay, choáng... đều được chỉ định cấy máu để theo dõi.

 Hơn nữa, cấy máu cũng dùng trong theo dõi tiến triển của điều trị khi bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, hoặc viêm nội tâm mạc trước đó.

Ngoài cấy máu thì việc cần thiết phải cấy dịch tổn thương tại các cơ quan nghi ngờ là ổ nhiễm trùng tiên phát: cấy đờm, cấy nước tiểu, cấy dịch vết thương...

Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết

Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC - nơi thực hiện các xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết.

4.2 Multiplex PCR

Xét nghiệm Multiplex PCR giúp xác định ADN của vi khuẩn trong mẫu máu bệnh nhân được cho là một phương pháp có độ nhạy cao, thực hiện nhanh, có giá trị hỗ trợ cho cấy máu để chẩn đoán NKH.

4.3 Marker giúp chẩn đoán sớm, tiên lượng cũng như theo dõi điều trị : PCT, CRP, ITL-6, máu lắng, tổng phân tích tế bào máu, lactat máu, khí máu, chức năng gan, thận ,đông máu...

Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống thiết bị hiện đại đồng bộ, bệnh viện mang tới dịch vụ xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, tiện ích để phục vụ nhu cầu khám sức khỏe người dân trên toàn quốc.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.