Tin tức

Các mức chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

Ngày 20/04/2020
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang ngày một gia tăng. Để sớm phát hiện và điều trị bệnh, mỗi người nên theo dõi chỉ số đường huyết của mình thường xuyên. Vậy, chỉ số này có vai trò, tác dụng như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tìm hiểu về chỉ số đường huyết

Có lẽ, chúng ta đều cảm thấy quen thuộc với cái tên chỉ số đường huyết, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu rõ về chúng. Đầu tiên, con người muốn có năng lượng để hoạt động và làm việc trong một ngày thì cần có đường, hay còn gọi là glucose. Đặc biệt, tổ chức não, hệ thần kinh rất cần có đường để giúp con người sinh hoạt, vận động bình thường. Đường là một yếu tố vô cùng quan trọng, chúng luôn tồn tại trong máu của con người.

Theo dõi chỉ số đường huyết của mình là việc làm cần thiết đối với mỗi người.

Theo dõi chỉ số đường huyết của mình là việc làm cần thiết đối với mỗi người.

Vậy làm thế nào để chúng ta xác định lượng đường trong máu là nhiều hay ít? Lúc đó, các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ số đường huyết, chúng có tên quốc tế là glycemic index, viết tắt là GI. Loại chỉ số này thường được thường để đo nồng độ đường glucose trong máu của con người, đơn vị đo hay dùng đó là mmol/L, mg/dl.

Trên thực tế, chỉ số này sẽ thay đổi tùy từng giai đoạn trong ngày. Cụ thể đường huyết lúc đói, đường huyết sau khi đã ăn, đường huyết trước khi đi ngủ, HbA1C sẽ có sự khác biệt.  

Chỉ số trên có khả năng phản ánh được tình trạng sức khỏe của con người, chúng là cơ sở để các y bác sĩ chẩn đoán bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không. Vì thế, để sớm phát hiện và điều trị bệnh, mỗi người nên đi khám định kỳ và kiểm tra lượng đường trong máu có ổn định không?

2. Chỉ số đường huyết của một người bình thường

Có thể nói, bệnh đái tháo đường khá nguy hiểm, bệnh nhân phải chung sống với bệnh cả đời, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, chúng ta nên cố gắng bảo vệ sức khỏe thật tốt, tránh nguy cơ mắc bệnh. Một trong những điều bạn nên làm đó là theo dõi chỉ số đường huyết của mình. Vậy, đối với người bình thường, chỉ số này thường dao động trong khoảng bao nhiêu?

2.1. Đường huyết trước khi đi ngủ

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, nồng độ đường glucose trong máu của một người bình thường vào thời điểm trước đi ngủ có thể từ 110 - 150mg/dl. Con số này tương đương với khoảng 6,0 - 8,3mmol.

2.2. Đường huyết lúc đói

Theo dõi chỉ số về đường huyết quả thực rất cần thiết, đặc biệt là chỉ số trong thời điểm bạn đang đói. Dựa vào đó, người ta có thể bước đầu chẩn đoán khả năng mắc bệnh đái tháo đường của mỗi người.

Đối với người bình thường, chỉ số này thường nằm trong khoảng từ 70mg/dL - 92 mg/dL, tương đương với 3,9 mmol/L - 5mmol/L. Trong đó, các bác sĩ thường đo chỉ số đường huyết lúc đói vào thời điểm bắt đầu một ngày mới, khi chúng ta chưa ăn sáng thì sẽ chính xác nhất.

2.3. Đường huyết sau khi ăn

Chắc hẳn, rất nhiều người đang tò mò không biết sau khi ăn thì nồng độ đường trong máu của một người bình thường là bao nhiêu? Đối với người khỏe mạnh, không bị bệnh tiểu đường, chỉ số sau khi ăn 1 - 2 tiếng đồng hồ là nhỏ hơn 120mg/dL, tức là nhỏ hơn 6,6 mmol/L.

2.4. Chỉ số HbA1c

Xét nghiệm HbA1c giúp phát hiện bạn có đang bị tiểu đường không.

Xét nghiệm HbA1c giúp phát hiện bạn có đang bị tiểu đường không.

Nhìn chung, những chỉ số vừa kể trên hầu như không có tác dụng trong việc chẩn đoán và phát hiện người mắc bệnh tiểu đường. Để theo dõi chỉ số đường huyết bác sĩ còn dựa vào chỉ số HbA1c (ít ảnh hưởng hơn bởi thời điểm).

Chỉ số này có khả năng phát hiện bệnh và được các bác sĩ đánh giá cao vì chúng đo lượng đường trong máu mà không phụ thuộc vào tình trạng cơ thể đang no hay đói. Với một người khỏe mạnh, không mắc bệnh thì con số cho ra dao động trong khoảng 5,4 - 6,2%. 

Còn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc đã mắc bệnh đái tháo đường khi chỉ số đường huyết HbA1c lớn hơn 7%. Ngược lại, nếu như lượng đường trong máu quá thấp thì có thể bạn đang rơi vào tình trạng hạ đường huyết. Hiện tượng này cũng rất nguy hiểm nếu như lượng đường huyết giảm đột ngột, người bệnh sẽ ngất và cần được cấp cứu khẩn trương.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải ý thức việc chăm sóc cơ thể, bảo vệ sức khỏe và theo dõi nồng độ đường trong máu thường xuyên. Nếu có các hiện tượng bất thường, chỉ số cao hay thấp hơn so với quy định, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý cho bạn.

3. Một số loại thực phẩm tốt cho việc duy trì lượng đường huyết ổn định

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định lượng đường huyết trong máu. Nếu như bạn muốn giữ chỉ số đường huyết ổn định thì bạn cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong đó, có rất nhiều thực phẩm có lợi cho việc giữ nồng độ đường trong máu ổn định.

3.1. Tăng cường ăn hoa quả, rau củ có màu đỏ tươi hoặc xanh

Có thể nói rau củ và hoa quả là những thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt sản phẩm có màu đỏ hoặc xanh có khả năng giữ nồng độ đường trong máu ở mức ổn định. Trong đó, bạn hãy tăng cường sử dụng một số loại như: rau xanh, quả dâu tây hoặc nho,…

Vậy tại sao chúng ta lại cần ăn nhiều thực phẩm màu đỏ tươi hoặc xanh? Bởi vì trong thành phần của các loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất anthocyanins. Đây là chất dinh dưỡng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Vì vậy, chúng ta nên tìm mua và sử dụng các thực phẩm kể trên để có sức khỏe tốt nhé!

3.2. Sử dụng sữa

Sữa không còn là thức uống xa lạ đối với tất cả mọi người, chúng là đồ uống giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, sản phẩm này cũng có tác dụng cực kỳ tốt trong việc điều chỉnh chỉ số đường huyết ổn định. Cụ thể, protein, enzyme của sữa khiến quá trình chuyển hóa đường diễn ra chậm hơn, có khả năng hạn chế tình trạng kháng insulin rất tốt.

Bạn nên kết hợp rèn luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh.

Bạn nên kết hợp rèn luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, chúng ta cũng nên kết hợp với lối sống lành mạnh, ví dụ như chăm chỉ tập thể dục, theo dõi nồng độ đường trong máu thường xuyên và đi khám định kỳ.

Mỗi chúng ta cần có ý thức chủ động đi khám định kỳ, theo dõi chỉ số đường huyết của bản thân mình. Nhờ vậy, bạn sẽ sớm phát hiện và điều trị bệnh đái tháo đường, sức khỏe không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, chúng ta đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp sinh hoạt điều độ, lành mạnh.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.