Tin tức

Các xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì và những ai nên thực hiện?

Ngày 29/07/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm có thể bắt gặp ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn 20 tuần thai cho đến 6 tuần sau khi sinh. Mẹ bầu khi bị tiền sản giật có thể dẫn đến hiện tượng sinh thiếu tháng hoặc phải đối mặt với nguy cơ cao thai chết lưu. Chính vì vậy mà việc làm các xét nghiệm tiền sản giật để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ là rất cần thiết.

1. Thế nào là tiền sản giật?

tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa cực kỳ nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai và là 1 trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở thai phụ, hai nguyên nhân còn lại là nhiễm trùng và xuất huyết. Với tần suất gặp phải ở phụ nữ mang thai từ 2 - 5%, tiền sản giật thực chất là một biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm do cao huyết áp gây ra và cho thấy những dấu hiệu các cơ quan khác, thường là thận, đang gặp phải tổn thương. 

xét nghiệm tiền sản giật

 Tiền sản giật là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở thai phụ

Những dấu hiệu nhận biết điển hình của tiền sản giật là HA tăng cao đột ngột (trên 140/90mmHg), phù, protein niệu,...

2. Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Xét trên lâm sàng, các chuyên gia cho biết tiền sản giật được đánh giá mức độ nghiêm trọng dựa trên việc xem xét các phạm vi chính mà nó có thể ảnh hưởng đến như: hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống huyết học, gan, thận và đơn vị thai nhi - rau thai. 

Như vậy, căn cứ vào sự hiện đại theo mức độ nhẹ, trung bình hay nặng của tiền sản giật cùng với mức độ ảnh hưởng đến các đơn vị khác, bác sĩ sẽ đánh giá được tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như có kế hoạch theo dõi, điều trị phù hợp. 

Giống như bệnh tăng huyết áp, tiền sản giật trước khi chuyển biến nghiêm trọng thì thường không có biểu hiện quá rõ rệt. Do đó, để theo dõi tốt sức khỏe của bản thân cũng như của em bé, mẹ bầu nên thường xuyên đo và kiểm tra huyết áp, phòng trường hợp cần thiết sẽ được can thiệp điều trị kịp thời sớm. 

Với những phụ nữ mang thai có huyết áp đo được trên 140/90 mmHg, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số Xét nghiệm tiền sản giật dưới đây:

2.1. Xét nghiệm máu đo nồng độ PIGF

PlGF là chất do nhau thai tiết ra, là một protein tiền sinh mạch máu (proangiogenic protein) có liên quan trong việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, xét nghiệm máu giúp bác sĩ có cơ sở để đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan như thận, gan. Đồng thời kết quả xét nghiệm cũng sẽ cho thấy rõ lượng tiểu cầu có trong máu, đây là yếu tố quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương hay giữ chức năng đông máu. 

xét nghiệm tiền sản giật

Xét nghiệm máu giúp phản ánh nhiều chỉ số quan trọng trong đánh giá tiền sản giật

Tổn thương thận hoặc các hội chứng khác như HELLP có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Trong đó, HELLP là hội chứng viết tắt của sự phát hủy các tế bào máu đỏ - tán huyết, số lượng tiểu cầu và men gan cao. Hội chứng này có các biểu hiện cụ thể như đau đầu, buồn nôn và nôn, bên phải bụng có cảm giác đau. Một trong những dấu hiệu sớm nhất của tiền sản giật chính là lượng axit uric trong máu tăng cao. 

2.2. Xét nghiệm nước tiểu

Tỷ lệ protein/creatinin cũng như lượng protein đào thải qua đường tiểu đều là những trị số quan trọng trong việc đánh giá mức độ của bệnh tiền sản giật. Để đo những trị số này, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ của thai phụ. 

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu cũng cho thấy dấu hiệu thận bị tổn thương do tiền sản giật nếu lượng đạm đo được vượt quá 300mcg. 

2.3. Siêu âm thai

Bên cạnh các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi, ước lượng cân nặng cũng như kiểm tra xem lượng nước ối trong tử cung có gì bất thường hay không, quan trọng nhất là đo trở kháng động mạch tử cung (ở tiền sản giật trở kháng động mạch tử cung sẽ tăng).

xét nghiệm tiền sản giật

Siêu âm giúp theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi

3. Xét nghiệm tiền sản giật nên thực hiện cho những đối tượng nào?

Sản phụ bị tiền sản giật có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu dai dẳng, đau bụng dữ dội, rối loạn thị giác, khó thở, lo lắng, sợ hãi, đau lưng nặng, nôn ói, đột ngột tăng cân từ 1 - 2kg/ tuần,...

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao và nên được làm xét nghiệm tiền sản giật sớm bao gồm:

- Phụ nữ mang thai trong độ tuổi dưới 20 hoặc trên 40.

- Thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, béo phì.

xét nghiệm tiền sản giật

Thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao nên làm xét nghiệm tiền sản giật

- Thai phụ đã từng bị tiền sản giật trong trước đó.

- Gia đình có người có tiền sử bị tiền sản giật.

- Thai phụ lần đầu mang thai, mang song thai hoặc đa thai.

- Thai phụ mắc các bệnh lý như buồng trứng đa nang, lupus ban đỏ, rối loạn tự miễn hoặc tiểu đường thai kỳ. 

Là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm, tiền sản giật không chỉ đe dọa tính mạng của người mẹ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi như: sinh non, thai suy dinh dưỡng, thai chậm phát triển trong tử cung hay thậm chí là thai chết lưu. 

Có thể thấy, xét nghiệm tiền sản giật là một trong những xét nghiệm thai kỳ quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Điều này giúp bác sĩ sàng lọc được những dấu hiệu sớm của tiền sản giật, từ đó kịp thời có phương hướng điều trị để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra. 

xét nghiệm tiền sản giật

Xét nghiệm tiền sản giật là một trong những xét nghiệm thai kỳ quan trọng không nên bỏ qua

Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hay có nhu cầu đăng ký dịch vụ xét nghiệm tiền sản giật, liên hệ ngay với MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.  

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.