Tin tức

Điểm danh các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng điển hình

Ngày 22/08/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh tay chân miệng rất phổ biến và dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm và đúng cách. Vì thế ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần sớm đưa trẻ thăm khám y tế và điều trị.

1. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng giai đoạn sớm

bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch bọng nước hoặc phân của trẻ mắc bệnh.

dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

 Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng

Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm mắc nhiều nhất là khoảng từ tháng 3 - 5 và khoảng từ tháng 9 - 12. Dấu hiệu bệnh khá rõ rệt, tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên để phát hiện sớm, điều trị cho trẻ ngay khi khởi phát những triệu chứng đầu tiên như:

Sốt cao: Sau khi nhiễm virus và ủ bệnh trong vòng vài ngày, trẻ bắt đầu lên cơn sốt cao kéo dài từ 1 - 3 ngày.

Nổi ban hồng: Sau khi sốt, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nhiều nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi rõ trên bề mặt da. Nốt ban hồng thường xuất hiện ở môi, khoang miệng, lưỡi trước tiên, sau đó có thể thấy ở tay chân, bộ phận sinh dục, bụng,… của trẻ.

Loét và nổi bọng nước: bên trong các bọng nước này chứa nhiều dịch trong suốt, đôi khi có thể có dịch đục nếu ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

 Vết loét ở miệng khiến trẻ đau đớn, biếng ăn

Triệu chứng toàn thân khác: Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ thường xuất hiện theo các triệu chứng toàn thân dễ nhầm lẫn khác như sốt kéo dài, đau họng nhẹ, cơ thể mệt mỏi, kém ăn,…

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng sẽ càng rõ ràng theo tiến triển bệnh và có thể nặng dần nhanh chóng. Vì thế ngay khi phát hiện các dấu hiệu này, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ, chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu điều trị tích cực, bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày mà không để lại biến chứng nguy hiểm nào.

2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng giai đoạn nặng

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe vĩnh viễn, thậm chí cướp đi sinh mạng của trẻ. Hầu hết trường hợp tay chân miệng nhẹ được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị, chăm sóc tại nhà. Thế nhưng khi bệnh tiến triển nặng, trẻ bắt buộc cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, phòng ngừa, xử lý biến chứng có thể xảy ra.

Vậy khi nào trẻ bị tay chân miệng cần nhập viện? Khi bệnh tiến triển sang thể nặng, có thể ảnh hưởng và biến chứng đến các cơ quan khác của cơ thể với dấu hiệu như:

2.1. Sốt cao liên tục

Bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ sốt trên 38,5 độ C, liên tục trong hơn 48 giờ và có thể kéo dài hơn. Thông thường để hạ sốt, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng Paracetamol liều phù hợp để giảm triệu chứng này. Thế nhưng nếu sốt cao liên tục và không đáp ứng điều trị với Paracetamol cần cho trẻ khám y tế để đánh giá biến chứng.

dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Trẻ cần được uống thuốc hạ sốt, tránh để trẻ sốt cao co giật

Lúc này cần can thiệp hạ sốt cho trẻ bằng sử dụng thuốc hạ sốt đặc biệt chứa Ibuprofen và theo dõi y tế để ngừa biến chứng sốt cao gây ra.

2.2. Trẻ quấy khóc liên tục

Bệnh tay chân miệng gây sốt cao và nhiều vấn đề sức khỏe khác, đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ thường chưa thể giao tiếp tốt với cha mẹ, người chăm sóc được. Vì thế bệnh càng tiến triển nặng, trẻ càng phản ứng dữ dội bằng tình trạng quấy khóc kéo dài, liên tục cả đêm. 

Lúc này cần cho trẻ nhập viện để đánh giá tình hình và có phương án triều trị hiệu quả.

dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

 Trẻ quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh

2.3. Trẻ hay giật mình

Trẻ có thể giật mình thường xuyên khi ngủ, khi ăn uống sinh hoạt hoặc cả khi chơi đùa. Cha mẹ cần lưu ý quan sát tần suất trẻ xuất hiện triệu chứng này, nếu liên tục thường xuyên thì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Rất có thể trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh, sau đó sẽ nhanh chóng xuất hiện nhiều biến chứng nặng khác.

3. Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Khi phát hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, đầu tiên cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác, xin phép nghỉ học để tránh lây nhiễm. Việc chăm sóc tại nhà được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi triệu chứng, biến chứng có thể xảy ra.

- Cha mẹ cần xử lý chất thải của bé, dùng găng tay khẩu trang, khử khuẩn vật dụng để tránh lây nhiễm mầm bệnh.

- Rửa sạch sát khuẩn các vật dụng và đồ chơi, chăm sóc cách ly cho trẻ để tránh lây bệnh cho mọi người trong gia đình.

- Cần đưa trẻ tới bệnh viện khám và xét nghiệm càng sớm càng tốt, kể cả bệnh ở thể nhẹ sẽ giúp tránh biến chứng bệnh hiệu quả.

- Cho trẻ uống nước đầy đủ, nhất là khi trẻ sốt cao kéo dài, rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mất nước.

- Sử dụng thuốc điều trị khi thực sự cần thiết: Paracetamol để hạ sốt thông thường, dùng Ibuprofen khi sốt quá cao, đều phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Cần theo dõi triệu chứng trẻ bị tay chân miệng thường xuyên

- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh, vệ sinh sạch dụng cụ ăn uống và không dùng chung với trẻ hoặc người khác.

- Với các vết viêm loét trên da, không cho trẻ gãi, chọc và các vết bọng nước, rửa sạch và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của y bác sĩ. Không tự ý sử dụng muối, nước chanh hay thuốc chống viêm, làm lành da.

Điều quan trọng là đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Đây là cách nhanh nhất, hiệu quả và an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ cũng như tránh lây lan ra cộng đồng. 

Hiện khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín hàng đầu Việt Nam trong khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ như:

- Bệnh lý đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa,...

- Bệnh lý về tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, trào ngược dạ dày,...

Nếu cần đăng ký khám và điều trị bệnh tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch, tránh mất thời gian chờ đợi.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.