Tin tức

Hãy thực hiện xét nghiệm Lipase ngay khi có dấu hiệu bất thường tuyến tụy

Ngày 30/04/2020
CN Vũ Thị Loan - Trung tâm xét nghiệm
Tuyến tụy trong cơ thể tiết ra một loại enzyme là lipase. Khi ăn, lipase được giải phóng vào đường tiêu hóa và giúp cho cơ thể tiêu thụ chất béo có trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi tuyến tụy bị viêm hay tổn thương, thường trong một số bệnh lý tuyến tụy, nó sẽ tiết ra nhiều lipase hơn bình thường. Xét nghiệm lipase giúp xác định nồng độ lipase trong huyết thanh, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến tụy.

1. Giới thiệu chung về xét nghiệm Lipase

Lipase là một enzyme có nguồn gốc chủ yếu từ tuyến tụy, một lượng nhỏ được tiết ra bởi dạ dày tá tràng, gan và lưỡi, đóng vai trò quan trọng trong chức năng tiêu hóa bình thường của cơ thể. 

Khi thức ăn chứa chất béo được nạp vào cơ thể, tuyến tụy sẽ giải phóng lipase vào đường tiêu hóa giúp phân hủy chất béo tại ruột non thành các glycerol và acid béo dễ hấp thu.

Tuyến tụy sản xuất enzyme lipase có chức năng phân hủy chất béo 

Một lượng lipase vừa đủ cần thiết cho chức năng tiêu hóa diễn ra bình thường. Tuy nhiên khi nồng độ enzyme này tăng hoặc giảm bất thường là dấu hiệu có vấn đề về sức khỏe mà bạn cần quan tâm.

2. Những đối tượng nào nên làm xét nghiệm Lipase?

Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm lipase nếu nghi ngờ bệnh nhân bị viêm tụy cấp hay viêm tụy. Những người có rối loạn chức năng tuyến tụy có một số triệu chứng như:

- Đau bụng hoặc đau lưng dữ dội.

- Sốt.

- Phân có mỡ do không được tiêu hóa.

- Ăn không ngon miệng.

- Buồn nôn, có thể có hoặc không kèm theo nôn khi ăn đồ ăn có dầu mỡ.

- Bị sụt cân.

Xét nghiệm lipase chỉ định trong một số trường hợp bệnh lý

Xét nghiệm lipase cũng có thể được sử dụng để theo dõi điều trị tuyến tụy nếu  bệnh nhân đã được chẩn đoán bị viêm tụy cấp tính (đột ngột, nặng) hoặc mãn tính (đang diễn ra). Kiểm tra mức độ lipase đang tăng hay giảm từ đó theo dõi quá trình điều trị có tốt hay không.

Đôi khi, xét nghiệm lipase cũng sẽ được sử dụng để theo dõi các bệnh lý khác như:

- Viêm phúc mạc (viêm niêm mạc của thành bụng bên trong của bạn).

- Nhồi máu ruột (ruột bị hạn chế cung cấp máu).

- Nang giả tụy.

- Xơ nang tụy (một bệnh di truyền với đặc điểm chất nhờn dày đặc ở đường tiêu hóa có thể làm suy giảm chức năng các cơ quan).

- Bệnh Crohn (viêm nhiễm đường tiêu hóa).

- Bệnh Celiac (bệnh rối loạn tự miễn ảnh hưởng chủ yếu đến ruột non gây viêm).

3. Một số lưu ý khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm lipase

Những lưu ý khi lấy máu làm xét nghiệm lipase

Trước khi tiến hành làm xét nghiệm kiểm tra lipase, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn hoặc uống (trừ nước lọc) từ 8 - 12 tiếng trước thời điểm lấy máu.

Bệnh nhân cũng có thể sẽ được yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc. Nếu bạn chuẩn bị làm xét nghiệm lipase, bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang dùng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm lipase như:

- Thuốc tránh thai.

- Thuốc chứa thành phần codein.

- Thuốc chứa thành phần morphin.

- Thuốc lợi tiểu.

4. Xét nghiệm lipase có ý nghĩa gì?

Mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng máu của người bệnh. Mẫu được thu thập trong ống máu chuyên dụng và được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích chỉ số lipase.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cung cấp thông tin tình trạng bệnh đến bệnh nhân.

Giá trị bình thường: 7 - 59 U/L. Tuy nhiên giá trị này có chênh lệch tùy vào từng phòng xét nghiệm khác nhau. 

Nồng độ lipase tăng khi nào?

Viêm tụy cấp: Nồng độ lipase tăng cao gấp 5 - 10 lần trong viêm tụy cấp so với giá trị tham chiếu cao nhất. Nồng độ lipase bắt đầu tăng khoảng từ 4 đến 8 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên và đạt đỉnh sau 24 giờ. Lipase giảm dần trong khoảng từ 8 đến 12 ngày.

Nồng độ lipase tăng cao trong bệnh viêm tụy cấp

Trong viêm tụy cấp, bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm lipase cùng với xét nghiệm amylase. Khi tình trạng viêm tụy cấp xảy ra, thì cả 2 chỉ số này đều tăng cao nhưng xét nghiệm amylase còn có thể xuất hiện trong một số bệnh lý khác như viêm tuyến nước bọt nên ít được chỉ định hơn. Trong khi đó, xét nghiệm lipase thường được sử dụng hơn trong viêm tụy cấp. 

Hoạt độ lipase cũng tăng nhẹ trong một số trường hợp như:

- Viêm tụy mạn tính.

- Ung thư tụy.

- Nang giả tụy.

- Tắc nghẽn ống tụy.

- Viêm dạ dày - tá tràng.

- Viêm túi mật cấp.

- Tắc mật.

- Tắc ruột non.

- Nhồi máu ruột.

- Viêm phúc mạc.

- Suy thận cấp và mạn.

- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau hay thuốc tránh thai.

Vậy nồng độ lipase giảm khi nào? 

Khi xét nghiệm thấy nồng độ lipase thấp liên tục trong một khoảng thời gian hoặc nồng độ < 10 U/L đó có thể là gợi ý cho một số bệnh mạn tính tuyến tụy gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào sản xuất lipase có trong tuyến tụy, có thể gặp trong bệnh xơ nang tụy hay viêm tụy mạn tính. 

Mặc dù các bác sĩ coi xét nghiệm lipase là xét nghiệm tốt nhất dùng trong chẩn đoán viêm tụy cấp tuy nhiên họ cũng có thể sẽ sử dụng thêm xét nghiệm amylase cũng tăng lên trong bệnh lý này cùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT hay MRI để kiểm tra các bất thường về hình dạng hay sưng tụy của bệnh nhân giúp nâng cao giá trị chẩn đoán.

5. Xét nghiệm lipase chẩn đoán bệnh tụy và các bệnh lý liên quan ở đâu tốt nhất?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay là một trong những đơn vị y tế đi đầu về lĩnh vực xét nghiệm cũng như các bộ phận khoa phòng khác với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, là cơ sở y tế uy tín mà các khách hàng có nhu cầu kiểm tra, khám sức khỏe có thể gửi gắm niềm tin với sự hài lòng về chất lượng phục vụ, khám chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

Hình ảnh cán bộ lấy máu tại nhà của BVĐK MEDLATEC đang hướng dẫn khách hàng

Bạn có thể lựa chọn 2 hình thức để xét nghiệm lipase là đến trực tiếp tại bệnh viện hay các văn phòng tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác của Việt Nam hoặc có thể đặt lịch lấy máu tại nhà nhanh chóng của MEDLATEC qua tổng đài 1900565656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.