Tin tức

Homocysteine - Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Ngày 21/09/2015
Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), homocysteine dư thừa có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch do hư hỏng các thành mạch máu và hỗ trợ sự hình thành các cục máu đông không phù hợp.

1. Khái niệm

Homocysteine (Hcy) là một acid amin chứa thiol được sản xuất bởi sự khử methyl nội bào của methionine. Homocysteine toàn phần (tHcy) đại diện cho tổng tất cả các dạng Hcy, kể cả các dạng bị oxy hóa, liên kết với protein và tự do. Nồng độ cao của tHcy đã thể hiện vai trò là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong đánh giá bệnh tim mạch [1,2,3].

Hcy dư trong máu có thể gây tổn thương thành động mạch do bản chất kích thích của nó, nên dẫn đến viêm và tạo thành mảng xơ vữa, những hiện tượng này cuối cùng làm tắc nghẽn dòng máu đi đến tim. Nồng độ tHcy cao có thể do 4 yếu tố chính, bao gồm:

- Khiếm khuyết về gen ở các men tham gia quá trình chuyển hóa Hcy như cystathionine beta‑synthase (CBS), methionine synthase (MS) và methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR);

- Thiếu hụt các vitamin B như B6, B12 và folate;

- Suy thận trong thanh thải không hiệu quả acid amin;

- Tương tác thuốc như nitric oxide, methotrexate và phenytoin là các chất cản trở quá trình chuyển hóa Hcy. Nồng độ tHcy cao cũng liên quan với bệnh Alzheimer [4], các bệnh thần kinh tâm thần [5] và loãng xương [6].

2. Giá trị lâm sàng

2.1. Giá trị bình thường

Giới

Mean (μmol/L)

2.5% (μmol/L) - 97.5(μmol/L)

Nam

9.05

5.46 - 16.20

Nữ

7.61

4.44 - 13.50

Chung cả hai giới

7.14

5.08 - 15.39

Theo package insert Abbott

THcy lúc đói (μmol/L)

Mean

Có bổ sung folate

Mean

Không bổ sung folate

Có thai

8

10

Trẻ em < 15 tuổi

8

10

Người lớn: 15 -65 tuổi

12

15

Người lớn: > 65 tuổi

16

20

Theo package insert Roche

2.2. Tăng nồng độ Homocysteine

-  Tăng lượng homocysteine trong máu được xem là nguyên nhân gây xơ vữa và hẹp lòng động mạch. Hẹp lòng mạch gây ra giảm lượng máu lưu thông trong lòng các động mạch. Sự gia tăng nồng độ homocysteine trong máu làm gia tăng khuynh hướng tạo cục máu đông. Mặt khác, cục máu đông trong lòng mạch sẽ càng làm giảm thêm nữa dòng máu. Kết quả là giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim, là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim và giảm dòng máu cung cấp cho não - nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não.



Cơ chế gây xơ vữa huyết khối của homocysteine.


- Homocystein còn tăng trong các bệnh lý sau:

+  
Hội chứng Homocystinaria;

+ Thiếu B12, B6 hoặc folate;

+ Creatinin máu cao;

+ Nhược giáp;

+ Thiếu máu ác tính;

+ Ung thư vú, buồng trứng, tụy, leukemia cấp;

+ Do thuốc: Methotrexate, phenytoin, hút thuốc lá.

- Phân loại mức độ tăng homocysteine máu [7,8]:

+ Mức độ tăng vừa (Hcy từ 16 đến 30 µmol/L)
;

+ Mức độ tăng trung gian (31 đến 100 µmol/L)
;

+ Mức độ tăng nặng (> 100 µmol/L)
.

Mức homocysteine ​​có thể tăng theo tuổi tác, hút thuốc lá, sử dụng các loại thuốc như carbamazepine, methotrexate và phenytoin. Mức homocysteine ​​là ở phụ nữ thấp hơn ở nam giới. Nồng độ của phụ nữ tăng sau khi mãn kinh, có thể do giảm sản xuất estrogen.

3. Chỉ định

Homocysteine được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Chẩn đoán xơ vữa mạch máu.

- Sau cơn đau tim hoặc đột quỵ để xác định nguyên nhân.

- Giúp xác định một nguyên nhân khác không giải thích được các cục máu đông.

- Thiếu B12, B6 hoặc acid folic nhưng chưa biểu hiện triệu chứng hoặc có các triệu chứng sau: Biểu hiện tiêu chảy kéo dài, chóng mặt, mệt mỏi, ăn không  ngon, da xanh, nhịp tim nhanh, khó thở, đau rát lưỡi, ngứa ran, tê liệt, và / hoặc đốt ở bàn chân, bàn tay, cánh tay và chân (do sự thiếu hụt B12).

- Trẻ có dấu hiệu của hội chứng Homocystinaria:
cận thị nặng (run giật của mống mắt), loạn thị, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, võng mạc tách rời, chậm phát triển tâm thần. Người bị ảnh hưởng với các biểu hiện bất thường homocystinuria xương giống với hội chứng Marfan, chúng thường cao và mỏng với tay chân thon dài, vẹo cột sống, …

4. Cách lấy bệnh phẩm

- Lấy mẫu lúc đói nhịn ăn từ 8-12h.

- Mẫu được lấy vào chất chống đông Heparin hoặc EDTA hoặc ống surum.

- Sau khi lấy mẫu cần được ly tâm tách huyết thanh tốt nhất trong vòng 1h, có thể trì hoãn đến 6h.

- Bảo quản mẫu: 1ngày ở 15‑25°C, 14 ngày  ở 2‑8°C, 10 tháng ở -20°C.

- Phương pháp xét nghiệm: có thể sử dụng phương pháp hóa phát quang hoặc điện hóa phát quang.

Tài liệu tham khảo


1. Eikelboom JW, Lonn E, Genest J Jr, et al. Homocyst(e)ine and cardiovascular disease: A critical review of the epidemiologic evidence. Ann Intern Med 1999;131(5):363-375.

2. Scott J, Weir D. Homocysteine and cardiovascular disease. Q J Med 1996;89(8):561-563.

3. Nygard O, Nordrehaug JE, Refsum H, et al. Plasma homocysteine levels and mortality in patients with coronary artery disease. N Engl J Med 1997;337(4):230-236.

4. Seshadri S, Beiser A, Selhub J, et al. Plasma homocysteine as a risk factor for dementia and Alzheimer's disease. N Engl J Med 2002;346(7):476-483.

5. Stanger O, Fowler B, Piertzik K, et al. Homocysteine, folate and vitamin B12 in neuropsychiatric diseases: review and treatment recommendations. Expert Rev Neurother 2009;9(9):1393-1412.

6. McLean RR, Jacques PF, Selhub J, et al. Homocysteine as a predictive factor for hip fracture in older persons. N Engl J Med 2004;350(20):2042-2049

7. C
ao Phi Phong (2002). Tổng quan về chứng tăng Homocysteine trong máu và đột quỵ. w.w.w.thankinhhoc.com.

8. Ðặng Vạn Phước, Phan Thị Danh, Nguyễn Hữu Khoa Nguyên (2003). Homocysteine và bệnh động mạch vànhY học thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 20, trang 7-13.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.