Tin tức

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận

Ngày 01/08/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận cũng như các bệnh lý thận khác, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao phổ biến nhất hiện nay.

Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT Scanner là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, không xâm lấn, ít rủi ro lại cho hình ảnh có độ nhạy đến 95% nên được ưu tiên lựa chọn trong khảo sát và chẩn đoán bệnh lý thận. Để giúp quý khách hàng có thêm những kiến thức về sức khỏe, bài viết dưới đây, chúng tôi xin tư vấn về mối liên hệ giữa tăng huyết áp và các bệnh lý ở thận cùng với kỹ thuật chụp CT trong chẩn đoán, điều trị bệnh thận hiện nay.

1. Sơ lược về tăng Huyết áp và bệnh thận 

Huyết áp tăng

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch trong quá trình bơm máu và khi máu lưu hành khắp cơ thể. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến lưu lượng máu này tăng lên gây ra áp lực lớn và dẫn đến huyết áp tăng.

Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong tăng cao hiện nay

Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong tăng cao hiện nay 

Huyết áp ở người bình thường khỏe mạnh sẽ có chỉ số dao động trên dưới 120/80 mmHg. Với những người mắc bệnh thận có tác động đến huyết áp, thông thường chỉ số không ổn định ở mức 120/80 mmHg. Tất cả các trường hợp huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg và tâm trương cao hơn 90 mmHg sẽ được xem là tăng. Nếu huyết áp cao hơn 140/90 mmHg sẽ có sự theo dõi chặt chẽ và cần thiết phải sử dụng thuốc hạ huyết áp kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bệnh thận 

Thận là cơ quan nằm ở hai bên cột sống của cơ thể đảm nhận vai trò chính là lọc máu và đào thải các chất cặn bã ra ngoài thông qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn có vai trò điều hòa thể tích máu, hòa tan các chất trong máu, kiểm soát nồng độ pH của các dịch ngoại bào.

Tất cả các trường hợp tình trạng chức năng của thận suy giảm, vai trò lọc và đào thải của thận gặp vấn đề bất thường, bị ức chế, cản trở dẫn đến trì trệ khiến các độc tố tồn đọng trong cơ thể thì được gọi là bệnh thận. Một số bệnh lý thường gặp bao gồm: sỏi thận, hội chứng thận hư, viêm thận, viêm cầu thận, viêm ống thận, thận nhiễm mỡ,... Các tình trạng trên kéo dài có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu và kéo theo các tác động khác đến cơ quan của hệ tiết niệu. Nặng nhất sẽ dẫn đến suy thận cấp và mạn tính. 

Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm kết hợp với chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác các bệnh lý của thận. 

  • Các xét nghiệm sinh hóa máu như: ure máu, creatinin máu, điện giải đồ, acid uric máu,...

  • Các xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu toàn phần, định lượng protein niệu, xét nghiệm nước tiểu 24 giờ,...

  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: siêu âm bụng , chụp X - quang, chụp CT Scanner hệ tiết niệu, chụp cộng hưởng từ, xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ,... 

Tình trạng suy giảm chức năng lọc máu và đào thải các chất cặn bã của thận sẽ gây ra các bệnh lý ở thận

Tình trạng suy giảm chức năng lọc máu và đào thải các chất cặn bã của thận sẽ gây ra các bệnh lý ở thận

2. Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận 

Một trong số những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tăng huyết áp là suy thận và một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý thận là tăng huyết áp. Vậy mối liên hệ giữa hai bệnh này là gì? 

Tăng huyết áp gây bệnh thận

Trong trường hợp bệnh tăng huyết áp nguyên phát, nếu không điều trị kịp thời khi tình trạng huyết áp tăng quá cao có thể gây biến chứng ở thận. Khi áp lực quá lớn, các mạch máu bị giãn, tăng lượng máu lưu thông, hệ thống mạch máu yếu dần trong đó có mạch máu ở thận, các mạch máu xung quanh dần bị xơ cứng, từ đó làm suy giảm chức năng thận, gây bệnh. Đồng thời, khi huyết áp cao kéo dài sẽ làm tăng áp lực ở cầu thận khiến thận làm việc vất vả hơn, dẫn đến suy thận. 

Bệnh thận có triệu chứng tăng huyết áp

Trong trường hợp tăng huyết áp thứ phát từ bệnh thận, khi các chức năng của thận suy giảm, chức năng lọc máu của thận sẽ bị cản trở và không thể đào thải các chất bài tiết ra ngoài, gây áp lực lớn lên thành mạch máu dẫn đến huyết áp tăng. Huyết áp tăng khiến hệ thống mạch máu thận bị phá hủy, thận ngừng làm việc. 

Vòng tuần hoàn bệnh lý trên dẫn đến bệnh thận ngày càng nặng hơn và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Biểu hiện khi người bị tăng huyết áp và thận là gì? 

Với những người huyết áp tăng nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng. Khi huyết áp tăng cao thường thấy đau đầu, chóng mặt, đôi khi thấy có cảm giác buồn nôn.

Ở giai đoạn sớm của bệnh thận, bệnh nhân thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Vào giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: 

  • Phù ở chân, tay hoặc toàn thân do lượng nước và muối bị ứ đọng.

  • Bụng to, chướng, tích dịch gây đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, chèn ép khiến người bệnh khó thở. 

  • Chán ăn, ăn không ngon, sụt cân bất thường, buồn nôn, nôn ói. 

  • Da sạm hoặc xanh xao, khô da, ngứa. 

  • Tăng huyết áp, đau đầu, đau tức ngực, khó thở khi tim mạch hay phổi bị tác động. 

  • Người mệt mỏi, mỏi cơ, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung. 

  • Tiểu ít, bí tiểu, nước tiểu chứa đạm cao, nước tiểu đục, nhiều bọt, nước tiểu lẫn mủ, máu hoặc tiểu máu toàn bản. 

Phù nề là biểu hiện phổ biến ở người bị thận do nước và muối bị ứ đọng

Phù nề là biểu hiện phổ biến ở người bị thận do nước và muối bị ứ đọng

3. Chụp CT thận có tác dụng gì? 

Chụp CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn nhờ công nghệ ứng dụng của tia X quét qua từng cơ quan để cho ra hình ảnh cắt lớp rõ nét lên màn hình vi tính. Với kỹ thuật chụp CT, các bác sĩ còn có thể quan sát được cụ thể các tổn thương, tắc nghẽn, hẹp, xơ cứng hay cục máu động được hình thành ở các mạch máu của thận, điều mà chụp X - quang hay siêu âm thận không thể làm được. 

So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chụp CT Scanner cho hình ảnh rõ ràng nhất các cấu trúc hay bất cứ các tổn thương nào trong thận, mạch máu và các cơ quan xung quanh. Hình ảnh chụp CT sẽ cho thấy rõ vị trí mạch máu bị giãn, sỏi gây tắc nghẽn khiến huyết áp tăng hoặc các đoạn bị hoại tử của thận. Đồng thời các tổn thương viêm nhiễm ở thận cũng được thể hiện rõ thông quan hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Từ đó hỗ trợ các bác sĩ đánh giá một cách chính xác nhất tình trạng bệnh lý trong cơ thể và có biện pháp can thiệp điều trị sao cho phù hợp. 

Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính sẽ quan sát rõ các bất thường ở mô mềm, xương và mạch máu thận nên thường được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán

Ngoài ra, Chụp CT thận còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư thận, đánh giá các khối u được hình thành và theo dõi các tiến triển trong quá trình điều trị. 

Kể cả bệnh thận hay tăng huyết áp cũng đều là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Chính vì vậy mà hiểu rõ về bệnh chính là cách mà bạn bảo vệ chính mình cũng như sức khỏe của những người thân. Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ để kiểm tra sức khỏe của mình hoặc thực hiện kỹ thuật chụp CT Scanner thì đừng bỏ qua Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bất cứ khi nào có nhu cầu bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.