Tin tức

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị xuất huyết tiêu hóa

Ngày 04/11/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Ngày nay, rất nhiều người đang đối mặt với tình trạng xuất huyết tiêu hóa, theo các số liệu thống kê, tỷ lệ người bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Thực sự, đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Nếu không điều trị kịp thời, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa. Vậy những dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang mắc bệnh?

1. Thế nào là xuất huyết tiêu hóa?

Trên thực tế, rất nhiều bạn vẫn chưa hiểu thế nào là xuất huyết tiêu hóa? Nói đơn giản, đây là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch vào đường tiêu hóa, sau đó được thải ra ngoài với biểu hiện nôn ra máu hoặc tiểu ra máu. Việc chảy máu có thể từ miệng đến thực quản, đến hậu môn. Nếu bạn bị nôn, ói ra máu hoặc đi đại tiện ra máu thì hãy cẩn thận, đây là dấu hiệu đặc trưng bị mắc bệnh.

Hiện tượng trên có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, khoảng 60% người mắc bệnh là nam giới, còn lại là nữ giới. Đây là con số đáng báo động, chúng ta không thể coi thường, bỏ qua việc điều trị.

Ngày nay, tỷ lệ người bị xuất huyết tiêu hóa càng gia tăng

Ngày nay, tỷ lệ người bị xuất huyết tiêu hóa càng gia tăng

Hệ tiêu hóa bị xuất huyết do nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau, các bác sĩ cần xác định được tác nhân chính để lên phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

2. Những nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết dạ dày

Như đã phân tích ở trên, tình trạng xuất huyết ở dạ dày xảy ra vì rất nhiều lý do. Có thể là bạn từng mắc các bệnh về gan, hệ tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng hoặc sống dưới áp lực, căng thẳng trong thời gian dài.

2.1. Do tình trạng loét dạ dày hành tá tràng

Theo nghiên cứu, đa số người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa là do họ đang trải qua tình trạng loét dạ dày hành tá tràng. Trong trường hợp này, bạn thường nôn ra máu, đi đại tiện ra phân màu đen. Nếu tình trạng kể trên không được xử lý kịp thời, máu chảy liên tục và khiến cơ thể thiếu máu kèm theo nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Nếu không kịp thời cấp cứu, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm

Nếu không kịp thời cấp cứu, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm

2.2. Do lỵ trực trùng

Trẻ em cũng có thể là đối mặt với tình trạng xuất huyết nghiêm trọng ở dạ dày, các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe và đưa bé đi khám sớm. Nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ bị bệnh là do lỵ trực trùng.

Trẻ nhỏ thường gặp các triệu chứng như sốt cao, thường xuyên đi đại tiện và trải qua những cơn đau bụng quặn thắt. Lỵ trực trùng cũng khiến các em bé đi đại tiện lẫn máu, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

2.3. Do bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư dạ dày

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng xuất huyết tiêu hóa cũng có thể xảy ra đối với người bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư dạ dày. Trong đó, tế bào ung thư phát triển ở những vị trí khác nhau sẽ gây ra những hiện tượng khác biệt. Có thể người bệnh bị táo bón và đi đại tiện lẫn máu hoặc học đi ngoài rất nhiều lần trong một ngày.

2.4. Các nguyên nhân khác 

  • Do rối loạn đông máu (sốt xuất huyết, thiếu vitamin K, Hemophilia, dùng thuốc chống đông,...).

  • Vỡ tĩnh mạch thực quản.

  • Bệnh Corh,...

3. Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị xuất huyết tiêu hóa

Thực sự, tình trạng xuất huyết ở hệ tiêu hóa có thể dẫn tới những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phát hiện và chữa trị, kiểm soát tình trạng kịp thời.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân thường bị nôn hoặc đi đại tiện ra máu

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân thường bị nôn hoặc đi đại tiện ra máu

Một trong những điều bạn nên biết đó là những dấu hiệu thường gặp khi hệ tiêu hóa xuất huyết. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau bụng và vùng thượng vị, tuy nhiên mọi người thường bỏ qua vì nghĩ rằng đó là vấn đề tiêu hóa không quá nghiêm trọng. Kèm theo đó, bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, hay bị hoa mắt, chóng mặt,… 

Tốt nhất, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên, bạn hãy đi khám sức khỏe ngay lập tức.

Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa mà bệnh nhân sẽ trải qua những triệu chứng khác nhau, ví dụ như: nôn ra máu, kèm dịch nhầy loãng. Một số người gặp phải hiện tượng đi ngoài ra phân đen và mùi khá nồng.

Nếu tình trạng xuất huyết không được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ thiếu máu nghiêm trọng. Hậu quả là họ trông kém sắc, thiếu sức sống hơn so với bình thường. Nhiều người cảm thấy khó thở, thở nông và thậm chí là ngất xỉu.

4. Xử lý như thế nào khi có người bị xuất huyết tiêu hóa?

Có thể nói, người bị xuất huyết ở hệ tiêu hóa cần được phát hiện và đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu để tình trạng trên kéo dài, lượng máu trong cơ thể giảm rất nhanh và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Bệnh nhân do không được điều trị kịp thời sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu

Bệnh nhân do không được điều trị kịp thời sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu

Khi tới bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa sẽ được truyền dịch để kiểm soát tình trạng mất máu. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng một số dược phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp giúp chống sốc.

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của y học, nhiều phương pháp hiện đại được áp dụng để xử lý kịp thời tình trạng chảy máu đường tiêu hóa. Như vậy, sức khỏe của bệnh nhân có thể phục hồi nhanh chóng sau khi cấp cứu, điều trị tích cực.

5. Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân chảy máu đường tiêu hóa

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên tìm hiểu và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Nếu như bệnh nhân có chế độ sinh hoạt hiệu quả, quá trình phục hồi sẽ được đẩy nhanh, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Tốt nhất bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh sự ồn ào khiến tâm lý và tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Người bị xuất huyết tiêu hóa cũng cần hạn chế vận động mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong thời gian đang chảy máu đường tiêu hóa, người bệnh cần nhịn ăn và được theo dõi, nuôi dưỡng và đường tĩnh mạch. Khi đã cầm máu, sức khỏe cho phép có thể nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa, bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, theo dõi tình trạng tái phát chảy máu. 

Trong thời gian bình phục, bạn nên hạn chế vận động mạnh

Trong thời gian bình phục, bạn nên hạn chế vận động mạnh

Đề để phòng, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn sau khi điều trị tránh tái phát. Với những vấn đề có liên quan tới hệ tiêu hóa, chúng ta phải lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên ăn quá no hoặc đói. Việc lựa chọn những món ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi.

Không thể phủ nhận rằng tình trạng xuất huyết tiêu hóa là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời. Ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần được đi cấp cứu và điều trị đúng cách. Nếu không được xử lý đúng lúc, họ sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nặng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.