Tin tức

Những điều nên biết trước khi chụp cộng hưởng từ

Ngày 23/08/2019
BS. Trần Văn Thụ, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Cụm từ “chụp cộng hưởng từ” hiện nay đã trở nên không còn xa lạ gì với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, số đông trong đó lại không biết đây là phương pháp như thế nào, có tác dụng gì, quy trình thực hiện ra sao,... Để tránh tâm lý băn khoăn về những điều ấy trước khi thực hiện phương pháp này, hãy tham khảo ngay chia sẻ dưới đây.

1. Chụp cộng hưởng từ là gì? Có tác dụng ra sao?

1.1. Chụp cộng hưởng từ là gì?

Năm 1946, nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân được Felix Block và Edward Purcell phát hiện và nó được ứng dụng rộng rãi bắt đầu từ 1950. Đến 1952, nhờ sự phát hiện và ứng dụng cộng hưởng từ mà 2 nhà vật lý Felix Block và Edward Purcell đã được trao giải Nobel Vật lý.

1980, chiếc máy cộng hưởng từ đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động để tạo ảnh cho cơ thể người. 1987, MRI bắt đầu được ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý tim mạch bằng kỹ thuật cardiac. 1993, ứng dụng MRI được ứng dụng để chẩn đoán các bệnh lý não thần kinh. Kỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI) ngày nay đã trở nên phổ biến trong y học chẩn đoán hình ảnh trên thế giới và các bệnh viện lớn của nước ta.

Bác sĩ trò chuyện với bệnh nhân trước khi chụp cộng hưởng từ tại MEDLATEC

Bác sĩ trò chuyện tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân trước khi chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một hình thức chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Theo đó, qua tác động của từ trường và sóng radio, các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người sẽ hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Máy sẽ thu nhận tín hiệu từ quá trình phóng thích này, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.

1.2. Ưu điểm của chụp cộng hưởng từ

Hình ảnh thu được qua chụp MRI có độ tương phản cao, chi tiết, rõ ràng, sắc nét, giải phẫu tốt và có thể tái tạo 3D. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý của bệnh nhân. Nhiều trường hợp ghi nhận hiệu quả chẩn đoán của MRI tốt hơn rất nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp CT... Mặt khác, MRI không dùng tia xạ nên rất an toàn, được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao đối với chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.

1.3. Những tác dụng của chụp cộng hưởng từ

MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có rất nhiều tác dụng:

- Xác định rõ nét và chi tiết cấu trúc các mô mềm bên trong cơ thể;

- Phát hiện chính xác dịch trong tổ thương và tương phản rõ giữa các loại mô;

- Xác định nhanh chóng các bất thường tại các vị trí ẩn dưới mô, xương,… khó nhận biết được qua kỹ thuật hình ảnh khác;

- Xác định nhanh và chính xác các vấn đề về tim mạch;

- Phát hiện các vấn đề trong mạch máu não;

- Tầm soát ung thư cho người bệnh.

Hình ảnh rõ nét thu được trong khi chụp cộng hưởng từ

Hình ảnh rõ nét thu được trong khi chụp cộng hưởng từ

2. Quy trình chụp cộng hưởng từ diễn ra như thế nào?

 Đa phần các trường hợp được chỉ định chụp cộng hưởng từ đều sẽ tuân theo quy trình gồm các bước sau:

- Bước 1: Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chụp MRI di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh, được nhân viên phòng MRI tiếp đón và hướng dẫn thay đồ cũng như tháo các vật dụng bằng kim loại có trên người để đảm bảo an toàn trong quá trình chụp.

- Bước 2: Nhân viên phòng chụp hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái phù hợp với bộ phận chụp sau đo giường sẽ tự động di chuyển đến vùng cần chụp.

- Bước 3: Tiến hành chụp MRI trong khoảng 15 - 60 phút tùy vào từng vùng cần chụp. Bệnh nhân có thể được nghe nhạc trong khi chụp. Người bệnh cũng cần cố gắng nằm yên một tư thế để thu được hình ảnh rõ ràng và sắc nét.

Lưu ý: Một vài tư thế và vùng cần chụp, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu nín thở với khoảng thời gian rất nhanh, không gây ra bất kỳ áp lực nào. Nếu cần tiêm thuốc tương phản từ nhân viên phòng cộng hưởng từ sẽ đặt một kim nhỏ vào ven ở vùng khuỷu tay trước khi chụp và kim này sẽ được rút ra sau khi đã chụp xong. Nếu đối tượng chụp là trẻ em, có thể bác sĩ sẽ gây mê cho bé ngủ trong toàn bộ quá trình chụp, sau khi kết thúc chụp cũng là lúc thuốc mê hết tác dụng và trẻ sẽ tỉnh lại ngay sau đó. Trước khi chụp 6 tiếng trẻ cần nhịn ăn và ăn lại bình thường sau chụp.

3. Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện được bệnh gì?

Ngày nay, MRI đã có thể áp dụng cho hầu hết các cơ quan trong thể nhưng có giá trị đặc biệt nhất đối với não, dây cột sống, tim mạch, cơ xương khớp và một số bệnh ung thư. Từ khi chụp cộng hưởng từ mang lại những hình ảnh 3 chiều thì bác sĩ có thể nắm được chính xác thông tin về địa điểm của tổn thương, rất có giá trị trước khi diễn ra phẫu thuật.

3.1. Phát hiện bệnh ở não

MRI giúp phát hiện một loạt bệnh lý ở não như nang, xuất huyết, phù nề, khối u, bất thường về cấu trúc,… Bên cạnh đó nó còn được thực hiện để xác định thông động tĩnh mạch, tổn thương não do chấn thương hoặc đột quỵ.

Một số trường hợp đặc biệt khác, chụp cộng hưởng từ còn phát hiện các bệnh mãn tính của hệ thần kinh. Hình ảnh rõ ràng về các nhu mô não thu được từ phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán ít sai sót nhất bệnh lý ở thân não và tuyến yên.

Hình ảnh máy chụp MRI tại MEDLATEC

Hình ảnh máy chụp cộng hưởng từ tại MEDLATEC

3.2. Bệnh cơ xương khớp

Các chuyên gia y tế cho rằng MRI là phương pháp tạo ảnh có khả năng đánh giá tốt nhất toàn bộ cấu trúc cơ xương khớp. Vì thế nó có thể phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu tổn thương xương, dây chằng, cơ gân, sụn,…

3.3. Bệnh ung thư

Do MRI có độ phân giải tổ chức cao, có nhiều chuỗi xung thăm khám, chụp được nhiều bình diện nên nó dễ dàng phát hiện các tổn thương ở mức tế bào và đánh giá được sự thay đổi chức năng của tổ chức. Vì thế, tính đến thời điểm này thì MRI là lựa chọn chẩn đoán hình ảnh phát hiện tốt nhất các bệnh lý ung thư.

Ngoài ra, kỹ thuật MRI còn có thể phát hiện, cảnh báo và phân biệt tổn thương lành tính hoặc ác tính; di căn thông thường hoặc nghiêm trọng của tế bào ung thư. Những kết quả này sẽ là căn cứ chính xác để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bệnh viện đa khoa MEDLATEC là một trong rất ít cơ sở y tế ngoài công lập ở nước ta được trang bị hệ thống phòng chụp đạt tiêu chuẩn quốc tế và của Bộ Y tế. Bệnh nhân cần tham khảo hoặc đặt lịch chụp cộng hưởng từ có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế tư vấn kỹ lưỡng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.