Tin tức

Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Ngày 19/07/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Một trong những hoạt động bảo vệ sức khỏe quan trọng nhất đối với phụ nữ là tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Lúc này, để quá trình tiêm phòng diễn ra thuận lợi, hiệu quả, chị em nên tìm hiểu một số kiến thức nhất định. Bài viết hôm nay, MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin cũng như kinh nghiệm khi tiêm vắc xin này cho chị em tham khảo.

1. Có phải vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung là cách duy nhất phòng ngừa bệnh này hay không?

Theo nghiên cứu, có hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV thuộc tuýp có nguy cơ cao, trong đó 2 tuýp 16 và 18 gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh. Cách duy nhất để giúp phụ nữ đối phó với căn bệnh này là phòng ngừa nó từ trước. Tuy nhiên, tiêm vắc xin không phải là phương pháp duy nhất để ngăn ngừa và chị em cũng không nên chỉ sử dụng duy nhất phương án này.

Chị em nên lưu ý tiêm vắc xin HPV chưa phải cách phòng tránh ung thư cổ tử cung toàn diện

Chị em nên lưu ý tiêm vắc xin HPV chưa phải cách phòng tránh ung thư cổ tử cung toàn diện

Hiện nay, chúng ta có hai cách để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và các chị em cần phối hợp thực hiện cả hai cách này thì mới hiệu quả:

  • Đầu tiên là tiêm vắc xin phòng tránh ung thư cổ tử cung hay còn gọi là vắc xin HPV. Hiện nay có 2 loại bao gồm: vắc xin Cervarix (Bỉ) có giá thành thấp hơn và vắc xin Gardasil (Mỹ) có giá cao hơn.

  • Ngoài ra, các chị em cần thực hiện tầm soát tế bào CTC (âm đạo) định kỳ 1 năm/lần (xét nghiệm PAP-Smear). Ý nghĩa của phương pháp này là giúp bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương bất thường tại biểu mô cổ tử cung.

Hai cách phòng tránh ung thư cổ tử cung trên đây cần được thực hiện cùng nhau thì mới có hiệu quả. Chị em nên tránh tình trạng chỉ tiêm chủng mà không đến bệnh viện để thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Trên thực tế, nếu ung thư cổ tử cung phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh là rất cao, tiết kiệm chi phí điều trị cũng như vẫn bảo tồn được khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Theo các báo cáo y khoa chính thức từ WHO thì những phụ nữ thực hiện đầy đủ hai phương pháp phòng chống ung thư cổ tử cung nói trên thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung rất thấp. Kể cả người đang có nguy cơ cao thì tỉ lệ tử vong là rất thấp. Do đó, các chị em hãy thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung đúng liều và khám tầm soát định kỳ nhé!

2. Các lưu ý trước khi thực hiện tiêm vắc xin

Đối với vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung thì chị em cần tuân thủ một số điều sau đây để đảm bảo phát huy đầy đủ, toàn diện dược tính của mũi tiêm:

Những ai có thể thực hiện tiêm chủng?

Để có đủ điều kiện thực hiện tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung thì bạn phải thỏa mãn các yếu tố sức khỏe dưới đây:

  • Bạn là nữ giới khỏe mạnh hoàn toàn, cơ thể đang không phơi nhiễm với tất cả các chủng của vi rút HPV.

  • Bạn không thực hiện tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong thời gian 1 tháng trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung.

  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng ức chế khả năng miễn dịch nào, nếu có thì cần báo trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn.

  • Bạn có thể thực hiện xét nghiệm Pap (xét nghiệm tầm soát tổn thương do ung thư cổ tử cung) hoặc không.

Nếu bạn đang mắc các bệnh nặng cấp tính thì tuyệt đối không thể thực hiện tiêm HPV

Nếu bạn đang mắc các bệnh nặng cấp tính thì tuyệt đối không thể thực hiện tiêm HPV

Vắc xin ung thư cổ tư cung sẽ có hiệu quả tốt nhất với nữ giới từ 9 - 26 tuổi, chưa từng nhiễm vi rút HPV. Bạn có thể đã quan hệ tình dục hoặc chưa vì yếu tố này được đánh giá là không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu lực của thuốc khi vào trong cơ thể. Tuy nhiên hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân thực hiện tiêm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe sinh sản.

Nếu bạn là người đã quan hệ tình dục, đã lập gia đình hoặc thậm chí đã từng sinh con thì cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn dưới 40 tuổi thì vẫn có thể thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Thế nhưng nhược điểm khi tiêm vào giai đoạn muộn là thuốc sẽ không phát huy được 100% dược tính.

Cần chuẩn bị kế hoạch để thực hiện tiêm từ trước

Riêng đối với vắc xin ung thư cổ tử cung bạn sẽ cần đến bệnh viện và thực hiện tiêm nhắc lại khá nhiều lần. Do đó các chị em nên có sự chuẩn bị và thảo luận với bác sĩ từ trước để chọn khoảng thời gian phù hợp thực hiện tiêm phòng. Tùy vào loại vắc xin bạn chọn mà thời gian thực hiện tiêm chủng có thể khác nhau:

  • Đối với vắc xin Gardasil của Mỹ thì độ tuổi phù hợp để sử dụng là từ 9 - 26 tuổi. Với loại vắc xin này bạn sẽ cần đến bệnh viện để thực hiện tiêm ba lần. Lần thứ nhất là mũi tiêm đầu tiên tùy ngày bạn chọn. Mũi thứ hai sẽ được thực hiện tiêm sau đúng 2 tháng sau mũi thứ nhất. Mũi thứ ba là mũi hoàn thành được tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ nhất.

  • Đối với loại vắc xin Cervarix của Bỉ thì bạn cần lưu ý khung tuổi cho phép tiêm bị thu hẹp. Bạn sẽ được tiêm vào khoảng từ 10 - 25 tuổi. Loại này vẫn do bạn tùy chọn mũi tiêm số một. Mũi tiêm số hai sau mũi số một 1 tháng và mũi hoàn thành là mũi số ba tiêm sau mũi số một đúng 6 tháng.

Bạn cần lên kế hoạch để đến bệnh viện thực hiện tiêm đầy đủ ba mũi vắc xin

Bạn cần lên kế hoạch để đến bệnh viện thực hiện tiêm đầy đủ ba mũi vắc xin

3. Những lưu ý sau khi thực hiện tiêm vắc xin

Sau khi thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung thì bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Vết tiêm thường sẽ hơi sưng và bị đỏ khá lâu. Các chị em có thể sẽ bị nóng hoặc đau tại vị trí tiêm nếu cử động mạnh.

Tình trạng bị sưng đỏ, đau tại vết tiêm ung thư cổ tử cung là hoàn toàn bình thường

Tình trạng bị sưng đỏ, đau tại vết tiêm ung thư cổ tử cung là hoàn toàn bình thường

  • Một số chị em bị phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi tiêm khoảng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường nếu chúng giảm dần và tự biến mất.

  • Các chị em nên ngồi nghỉ ngơi tại khu vực tiêm phòng từ 25 - 30 phút để bác sĩ tiện theo dõi. Sau thời gian này nếu chị em thấy không có gì bất thường thì có thể ra về và sinh hoạt như bình thường.

Trên đây là các lưu ý chính chị em nên tham khảo trước khi thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung. MEDLATEC hiện đang là một trong những địa chỉ tiêm phòng vắc xin Gardasil uy tín nhất tại Hà Nội. Để có thể nhận được tư vấn cũng như đặt lịch tiêm phòng tại các cơ sở của MEDLATEC các chị em có thể gọi đến số hotline 1900 56 56 56. MEDLATEC sẽ luôn đồng hành cùng sức khỏe của phụ nữ Việt!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.