Tin tức

Tất tần tật những thông tin cần biết khi bổ sung kẽm cho trẻ

Ngày 26/01/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là tốt? Đó là một trong những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất hiện nay. Bởi bổ sung đúng cách sẽ giúp trẻ hay ăn, chóng lớn và phát triển một cách toàn diện hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

1. Kẽm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?

Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ và thể lực của trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Đây là thời điểm trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất để chuẩn bị cho sự phát triển sau này. 

Một số vai trò khi bổ sung kẽm cho trẻ mà bạn nên biết: 

Giúp trẻ ăn ngon miệng: 

Kẽm là một vi khoáng khi vào cơ thể nó có tác dụng bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Rối loạn chuyển hóa các tế bào vị giác là nguyên nhân làm cho ăn uống của trẻ kém ngon miệng, trẻ chán ăn.

Càng kéo dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất lẫn não bộ của trẻ. Do đó, việc bổ sung kẽm cho trẻ trong trường hợp này là vô cùng cần thiết.   

Giúp phát triển chiều cao ở trẻ: 

Bổ sung kẽm cho trẻ hợp lý trong giai đoạn đầu đời là yếu tố quyết định đến chiều cao cũng như thể lực của trẻ sau này. Bởi kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thống xương của trẻ. Thiếu kẽm, trẻ chậm lớn, chậm dậy thì, và hệ thống xương không được cân đối. 

Duy trì và phát triển hệ thống miễn dịch:

Bổ sung kẽm đầy đủ giúp hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ toàn diện hơn. Từ đó, giúp trẻ tăng khả năng bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng,... Mau lành vết thương cũng như hiện tượng ốm vặt ở trẻ cũng ít xảy ra.

Bé ăn ngon miệng và phát triển toàn diện nhờ bổ sung kẽm đầy đủ

Bé ăn ngon miệng và phát triển toàn diện nhờ bổ sung kẽm đầy đủ

2. Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ bị thiếu kẽm

Các nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân được cho là gây thiếu kẽm ở trẻ:

  • Trẻ dùng nhiều loại kháng sinh do mắc các bệnh nhiễm khuẩn từ đó làm giảm lượng kẽm trong cơ thể.

  • Do chế độ ăn thường ngày của trẻ không bổ sung đầy đủ kẽm cũng như chất dinh dưỡng.

  • Thiếu kẽm ở trẻ cũng có thể là bẩm sinh do trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ không bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết. 

Những biểu hiện của trẻ khi thiếu kẽm là khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi trẻ. Tuy nhiên, đa số trẻ có những biểu hiện chung như sau:

  • Trẻ biếng ăn, chán ăn, giảm ăn hoặc ăn ít. Không có cảm giác ngon miệng.

  • Chậm tiêu, táo báo nhẹ, thỉnh thoảng buồn nôn. 

  • Chậm phát triển về chiều cao, còi cọc, suy dinh dưỡng nhẹ. 

  • Trẻ hay rụng tóc, móng tay có đường trắng, dễ gãy.

  • Rối loạn giấc ngủ ở trẻ, làm trẻ trằn trọc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khó chịu hay quấy khóc. 

  • Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu máu da dẻ kém hồng.

  • Dễ bị dị ứng, hay bị nhiễm trùng tái diễn đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da,...

  • Chậm dậy thì. 

Thiếu kẽm, trẻ không có cảm giác ngon miệng dẫn đến biếng ăn

Thiếu kẽm, trẻ không có cảm giác ngon miệng dẫn đến biếng ăn

3. Bổ sung kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Các mẹ nên lưu ý rằng, kẽm không phải là nguồn dinh dưỡng có sẵn trong cơ thể, do đó chúng ta cần phải bổ sung dưới nhiều dạng khác nhau cho trẻ. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển, mỗi độ tuổi khác nhau, mà lượng kẽm cần thiết cho trẻ cũng khác nhau.

Các mẹ có thể tham khảo theo cách dưới đây do tổ chức Y Tế Thế Giới về nhu cầu kẽm của trẻ theo từng độ tuổi:

  • Trẻ dưới 6 tháng: 2mg/ngày.

  • Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 3mg/ngày.

  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3mg/ngày.

  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ngày.

  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 8mg/ngày.

  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên:  Đối với bé trai cần 11mg/ngày, bé gái cần 9mg/ngày là đủ.

Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ mà các mẹ cần nắm như:

Không bổ sung kết hợp kẽm và canxi cùng một lúc: 

Canxi có khả năng làm tăng bài tiết kẽm và giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể. Tương tự, các mẹ cũng không nên kết hợp kẽm và sắt cùng lúc cho trẻ. Thời điểm tốt nhất là bổ sung sắt sau 2 tiếng bổ sung kẽm. 

Nên kết hợp kẽm với Vitamin C

Mặc dù kẽm và vitamin C có thành phần, cấu tạo cũng như chức năng không giống nhau. Tuy nhiên, khi kết hợp hai loại này chúng sẽ hợp tác với nhau, nâng cao hiệu quả hấp thu của nhau. Từ đó, thúc đẩy cơ thể trẻ hấp thu dễ dàng hơn, tăng sức đề kháng, giúp trẻ phát triển nhanh chóng. 

bổ sung kẽm cho trẻ thông qua nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất

Cho trẻ ăn một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C sau khi bổ sung kẽm giúp quá trình hấp thu kẽm cũng như các vitamin tốt hơn

4. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm mà ít ai biết đến!

Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm có chất lượng tốt nhất chính là nguồn sữa mẹ. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, các mẹ có thể bổ sung dưới dạng thức ăn hằng ngày hoặc dưới các thực phẩm bổ sung dưới sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm chứa nhiều kẽm giúp các mẹ dễ dàng bổ sung cho trẻ: 

Thịt đỏ hoặc sản phẩm từ gia cầm:

Theo nghiên cứu cho rằng, thịt đỏ như thịt bò, lợn hoặc thịt gia cầm là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất. Hơn nữa đây đều là những loại thực phẩm dễ kiếm và dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Giúp bé có thể thay đổi khẩu vị, không gây nhàm chán. 

Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà cũng là nơi chứa nhiều kẽm không kém. Một quả trứng gà luộc vào buổi sáng là lời khuyên tốt nhất mà các mẹ dành cho bé. 

Hàu: 

Các bạn có biết, cứ một con hàu cỡ vừa đã chứa đến hơn 5mg kẽm hay không! Không chỉ vậy, đây còn là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, protein, và khoáng chất. Do đó, hầu được xem là một trong những loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa:

Bên cạnh việc cung cấp một hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như bơ, sữa chua,... cũng chứa một lượng kẽm khá dồi giàu. 

Cua, tôm hoặc các loại hải sản khác

Cứ mỗi tuần một lần các mẹ thêm cua hoặc tôm vào khẩu phần của trẻ, đồng nghĩa với việc các mẹ đã bổ sung khá đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho trẻ rồi đấy ạ. 

Bên cạnh đó các mẹ có thể thay thế bằng các loại cá khá như cá hồi, cá mòi, cá bơn,... Bên trong tất cả các loại cá này cũng chứa khá nhiều kẽm cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 

Các loại rau củ quả

Cứ trong 125g rau củ quả tươi sẽ chứa khoảng 0,4 mg kẽm. Không chỉ vậy, việc bổ sung chúng vào các món ăn hàng ngày cũng cung cấp nhiều chất xơ cho trẻ, giúp trẻ không bị táo bón. Một số loại các mẹ nên dùng như: bông cải xanh, nấm, thậm chí là tỏi.

Một số loại thực phẩm nên biết trong quá trình bổ sung kẽm cho trẻ

Một số loại thực phẩm nên biết trong quá trình bổ sung kẽm cho trẻ  

Vì bổ sung kẽm cho trẻ là điều mà ít ông bố bà mẹ quan tâm đến trong suốt quá trình chăm sóc nuôi dạy con. Do đó chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng trong việc bổ sung kẽm vào cơ thể bé. Để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.