Tin tức

Tất tần tật những thông tin cần biết về thuốc kháng sinh

Ngày 17/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong y học để điều trị một số bệnh do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ những hiểu biết về các loại thuốc kháng sinh cũng như cách sử dụng chúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau.

1. Tổng quan thuốc kháng sinh là gì

Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh, là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong y tế hiện nay rất đa dạng

Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong y tế hiện nay rất đa dạng

2. Ai là người tìm ra thuốc kháng sinh?

Cách đây hơn một thế kỷ về trước, các căn bệnh về nhiễm trùng vẫn là một vấn đề đau đầu đối với nền y học thế giới. Các nhà khoa học thời kỳ đó vẫn miệt mài tìm cách để trị khỏi những căn bệnh nguy hiểm do nhiễm trùng khuẩn gây ra. 

Tuy nhiên, vào năm 1928, một nhà khoa học người Scotland tên là Alexander Fleming đã tìm thấy khắc tinh của các loại vi khuẩn khi đang quan sát các đĩa chứa đầy những vi sinh vật trong phòng thí nghiệm. Thứ ông phát hiện được là một loại nấm mốc đang tiêu diệt hết những vi khuẩn nào bám lại gần chúng. Đó là loại nấm mốc thuộc chủng Penicillium, từ đó loài nấm đó, ông chiết ra một thành phần có khả năng diệt khuẩn tên là Penicilin. Thuốc kháng sinh đầu tiên ra đời từ đó.

Cầu khuẩn penicilin lần đầu được phát hiện

Cầu khuẩn penicilin lần đầu được phát hiện

3. Tác dụng của kháng sinh trong y tế

Các loại thuốc kháng sinh được dùng trong y tế hiện nay hầu hết chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người. Những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra có thể điều trị bằng kháng sinh:

  • Nhiễm trùng ở tai và xoang.

  • Nhiễm trùng răng, da.

  • Viêm màng não.

  • Nhiễm trùng bàng quang và thận.

  • Viêm phổi do không khí ô nhiễm.

  • Ho gà.

Thuốc kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng

Thuốc kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng

4. Cơ chế hoạt động

Nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn:

Mỗi loại kháng sinh theo nghiên cứu thường chỉ có tác dụng tiêu diệt một loại vi khuẩn nhất định. Do đó, cần tiến hành xét nghiệm để xác định đúng loại vi khuẩn và tìm loại kháng sinh phù hợp để điều trị.

Nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn khác nhau:

Trường hợp nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây ra hoặc một loại vi khuẩn nào đó đã mạnh lên và không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Khi đó, cần phải tiến hành thử nghiệm kết hợp các loại thuốc kháng sinh với nhau để điều trị. Các trường hợp cần kết hợp nhiều loại kháng sinh:

  • Nhiễm trùng nghiêm trọng, một loại kháng sinh không thể chống lại vi khuẩn quá mạnh.

  • Nhiễm trùng mà vi khuẩn phát triển nhanh chóng, phát triển thành các thể đề kháng các loại kháng sinh đơn lẻ.

  • Nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn.

5. Cách sử dụng

Các loại kháng sinh có tác dụng trong phòng thí nghiệm không nhất thiết có tác dụng đối với người bệnh. Hiệu quả thực tế của các loại thuốc này dựa vào mức độ hấp thụ của thuốc vào máu, lượng thuốc được đưa đến nơi bị nhiễm trùng và tốc độ bài tiết ở từng người. Việc sử dụng cũng cần tính đến mức độ và tính chất của tình trạng nhiễm trùng, các tác dụng phụ có thể xảy ra, khả năng phản ứng với các thành phần trong thuốc,...

Cách dùng kháng sinh

Dùng kháng sinh cho các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn thường là ở dạng tiêm (tiêm vào tĩnh mạch đôi khi tiêm vào cơ). Khi tình trạng ổn hơn hoặc đã được kiểm soát thì dùng ở dạng uống (viên nén). Các loại thuốc này cần được dùng cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được loại bỏ hoàn toàn.

Những trường hợp không dùng kháng sinh

Nhiễm trùng do vi khuẩn rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh do virus gây ra, các loại thuốc kháng sinh chỉ có thể dùng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn, không có tác dụng đối với virus. Các bệnh do virus gây ra thường gặp như: ho do hút thuốc nhiều, ho do ăn uống lạnh, cảm lạnh,... 

Cách để tiêu diệt virus là nghỉ ngơi, súc miệng bằng nước muối, uống nước ấm, dùng thuốc đau đầu, thuốc hạ sốt,... Không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong trường hợp này vì không những không có tác dụng mà còn gây ra hiện tượng lờn thuốc.

Thuốc kháng sinh nên uống khi nào

Xa bữa ăn:

Đối với các loại thuốc kém bền trong môi trường dịch vị hoặc bị hấp thụ bởi thức ăn thì nên uống xa bữa ăn, tốt nhất là 1 tiếng trước khi ăn và 2 tiếng sau khi ăn. Các loại thuốc nên uống xa bữa ăn gồm:

  • Penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxicillin,...): trị viêm màng não, viêm họng do liên cầu khuẩn.

  • Cephalosporin (có chữ cep đứng đầu tên thuốc gốc, được ưa dùng nhất trong việc điều trị nhiễm trùng hiện nay): trị các chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • Macrolid, tên gốc thường có “mycin” đứng cuối (clarithromycin, azithromycin, erythromycin,...): trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng miệng.

  • Thuốc chống lao.

Sau khi ăn hoặc trong thời gian ăn:

Các loại thuốc kháng sinh không bị hấp thụ do thức ăn và có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Gồm:

  • Nhóm quinolon (milo satin, rosalin, ofloxacin,...): trị các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn xương khớp và mô. 

  • Nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol,...): trị nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, điều trị các chứng loét dạ dày tá tràng.

  • Nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin, minocyclin...): dùng trong trị các loại khuẩn gây bệnh Lyme, bệnh giang mai.

Riêng các loại thuốc có viên bao tan trong nước thì có thể uống lúc nào cũng được, tốt nhất nên uống lúc đói.

Mỗi loại thuốc sẽ có các thời điểm uống thích hợp khác nhau

Mỗi loại thuốc sẽ có các thời điểm uống thích hợp khác nhau

6. Tác dụng phụ có thể gặp

Tác dụng trị bệnh của các loại thuốc kháng sinh cũng đi kèm với những tác dụng không mong muốn. Các triệu chứng của tác dụng phụ thường gặp là:

  • Tiêu chảy.

  • Buồn nôn, nôn mửa.

  • Phát ban.

  • Đau bụng.

  • Nấm đường miệng.

Một số triệu chứng hiếm gặp hơn:

  • Hình thành sỏi thận ( sulponandes).

  • Đông máu (cephalosporin).

  • Nhạy cảm với mặt trời (tetracyclin).

  • Rối loạn máu.

  • Điếc (erythromycin).

Ở người lớn tuổi còn có các triệu chứng như viêm ruột và tiêu chảy ra máu vô cùng nguy hiểm. Còn một triệu chứng ít phổ biến hơn là viêm ruột do sử dụng penicillin, cephalosporin và erythromycin.

Hiện nay, không thể phủ nhận sự tiện lợi và tác dụng của các loại thuốc kháng sinh nhưng phải thật cẩn trọng vì đi kèm với hiệu quả vẫn còn có những tác dụng không mong muốn. Hãy cân nhắc thật kĩ việc sử dụng kháng sinh cho các bệnh thường ngày và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.