Tin tức

Thời điểm nào cần đi siêu âm tim thai và siêu âm ở đâu uy tín?

Ngày 10/09/2019
BS. Trần Văn Thụ - Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Siêu âm tim thai là kỹ thuật chẩn đoán giai đoạn tiền sản được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện, nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường về tim mạch ở trẻ, kịp thời đưa ra phương án xử lý phù hợp, ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. 

1. Khi nào nên đi siêu âm thai?

Phương pháp siêu âm tim thai giúp đánh giá tình trạng tim mạch của thai nhi như: cấu trúc tim, nhịp tim... Phương pháp này được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện từ những giai đoạn đầu của thai kỳ để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về tim của thai nhi.

Siêu âm tim thai

Mẹ bầu nên đi siêu âm tim thai để nắm được tình hình phát triển của thai nhi

Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng mà bạn nên tiến hành siêu âm:

- Khi trễ kỳ kinh nguyệt và kết quả thử thai là dương tính: Siêu âm lúc này giúp bạn xác định có phải bạn đã có thai hay không? Thai đã vào tử cung hay chưa? Thai nhi nằm ở vị trí nào, thai nằm ngoài hay nằm trong tử cung. Thời điểm này siêu âm thai cũng có thể xác định được tuổi thai, tần số tim thai  và dự kiến ngày sinh.

- Thai nhi được 11-13 tuần tuổi: Đây là thời điểm mà mẹ nên đi siêu âm để các bác sĩ đo độ mờ da gáy, chẩn đoán, xác định nguy cơ thai nhi mắc phải các hội chứng thường gặp như: Down, Edward, Patau......

- Thai nhi được 21-25 tuần tuổi: Thời điểm này, việc siêu âm sẽ giúp theo dõi, đánh giá sự phát triển của thai nhi, phát hiện các dị tật bẩm sinh, xác định tình trạng bánh nhau, nước ối...

- Thi nhi được 32-36 tuần tuổi: Thời điểm này, mẹ siêu âm để bác sĩ có thể đánh giá mức độ phát triển của thai nhi có phù hợp với tuổi thai hay không? Xác định ngôi thai, lượng nước ối, vị trí của nhau thai.

- Thời điểm gần đến ngày sinh: Siêu âm vào thời điểm này giúp mẹ biết được tình trạng của thai nhi, cân nặng dự kiến của con, tình trạng nhau thai, tình trạng nước ối.. Qua đó có thể đánh giá được tình trạng sinh đẻ của mẹ sẽ dễ hay khó, mẹ có thể sinh thường hay là phải sinh mổ.

Mẹ bầu nên đi siêu âm tim thai để nắm được tình hình phát triển của thai nhi

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên đi siêu âm vào thời điểm gần ngày sinh

2. Những điều cần lưu ý về dịch vụ siêu âm tim thai

- Lựa chọn địa điểm uy tín chất lượng

Siêu âm tim thai là kĩ thuật chẩn đoán giai đoạn tiền sản được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện sớm. Đối với những thai nhi khỏe mạnh ở tuần thứ 6-8 của thai kỳ đã bắt đầu hình thành tim thai. Lúc này bằng những máy móc thiết bị hiện đại, bác sĩ đã có thể nghe thấy nhịp đập của con yêu và phát hiện được những dấu hiệu bất thường về tim mạch của con.

MEDLATEC địa chỉ y tế đáng tin cậy của nhiều gia đình

MEDLATEC địa chỉ y tế đáng tin cậy của nhiều gia đình

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn những cơ sở uy tín, chất lượng với cơ sở máy móc thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo có được kết quả kiểm tra chính xác nhất.

Sản khoa được coi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn ở Bệnh viện Đa khoa  MEDLATEC. Chính vì vậy, đội ngũ y bác sĩ ở MEDLATEC rất được chú trọng đào tạo nâng cao chuyên môn trình độ, máy móc trang thiết bị hiện đại.  MEDLATEC xứng đáng là một địa chỉ y tế đáng tin cậy của nhiều gia đình.

- Thời gian siêu âm 

Quá trình siêu âm thai thường diễn ra rất nhanh chóng và chỉ mất gần 20 phút là mẹ đã có thể biết được kết quả siêu âm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, em bé di chuyển nhiều hoặc đạp vào bụng mẹ, thì rất khó để bác sĩ có thể tiến hành siêu âm.

Một số trường hợp khác có thể là do mẹ bị béo phì, các mô mỡ quá nhiều dưới da khiến bác sĩ rất khó quan sát, thì việc siêu âm diễn ra khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Có một số trường hợp phải hẹn đến hôm sau để tiến hành siêu âm lại.

Sau khi tiến hành siêu âm xong, chỉ mất khoảng từ 1-2 phút là mẹ có thể lấy kết quả. Kết quả được các bác sĩ đánh giá dựa trên những hình ảnh nhận được khi siêu âm.

- Các kỹ thuật siêu âm tim thai

Thông thường có 3 loại siêu âm tim thai là: siêu âm tim thai 2D, 3D,4D. Các loại siêu âm này thường là do các bác sĩ chỉ định thực hiện trong những trường hợp khác nhau.

Một số lưu ý khác khi siêu âm tim thai

Trước khi tiến hành siêu âm tim thai mẹ bầu nên uống 2-3 ly nước và sau đó nhịn tiểu

Trước khi tiến hành siêu âm tim thai mẹ bầu nên uống 2-3 ly nước và sau đó nhịn tiểu

Ngoài ra, trước khi tiến hành siêu âm thai mẹ bầu nên lưu ý một số điều như sau:

- Với thai nhỏ trước 10 tuần tuổi, trước khi siêu âm, mẹ bầu nên uống 2 – 3 ly nước trước thời điểm tiến hành siêu âm khoảng 1 tiếng và nhịn tiểu, để bàng quang của mẹ căng ra, thuận tiện hơn cho quá trình thực hiện siêu âm.

- Siêu âm tim thai bằng phương pháp siêu âm đầu dò thường được sử dụng trong trường hợp siêu âm tim thai ở những tuần đầu của thai kỳ, phương pháp siêu âm này cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem bạn có phù hợp để thực hiện kỹ thuật siêu âm này không? Vì không phải ai cũng nên thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò.

- Khả năng phát hiện dị tật lên tới 90%, nhưng không phải lúc nào siêu âm các bác sĩ cũng có thể phát hiện dị tật, có những trường hợp phải gần đến khi chào đời, bác sĩ mới phát hiện dị tật ở bé.

- Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu y học nào cho thấy việc siêu âm tim thai có hại tới sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo các thai phụ không nên quá lạm dụng phương pháp siêu âm này, để đảm bảo sức khỏe cho con yêu. Chỉ thực hiện khi có những chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về siêu âm tim thai mà mẹ bầu cần biết. Hi vọng những thông tin trên giúp hỗ trợ mẹ bầu có một thai kỳ tốt nhất. 

Nếu có vấn đề gì cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.