Tin tức

Thông tin từ A - Z về trẻ bị cảm cha mẹ không nên bỏ qua

Ngày 17/09/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ bị cảm là tình trạng phổ biến, dù không nguy hiểm nhưng khiến cho bé cảm thấy khó chịu. Đặc biệt đối tượng trẻ em có sức đề kháng kém nên thường bị cảm hơn so với người lớn. Trong bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cung cấp thêm thông tin để cha mẹ có thể phòng tránh và điều trị cho trẻ.

1. Trẻ bị cảm có triệu chứng như thế nào?

Trẻ bị cảm tác nhân do nhiều loại virus gây ra, trong đó chiếm phần lớn là Rhinovirus. Trong một năm trẻ có thể bị cảm nhiều lần, đặc biệt là nhóm đối tượng dưới 10 tuổi. 

Tuy nhiên tình trạng này rất ít khi chuyển sang biến chứng nghiêm trọng. Thông thường các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm và khỏi bệnh. 

Trẻ em bị cảm là tình trạng thường gặp do nhiều loại virus gây ra và chủ yếu là Rhinovirus Trẻ em bị cảm là tình trạng thường gặp do nhiều loại virus gây ra và chủ yếu là Rhinovirus

Triệu chứng khi bị cảm ở trẻ

  • Trẻ bị cảm sẽ có dấu hiệu sổ mũi, xuất hiện dịch đặc, gây cảm giác khó chịu khi ngủ. Ban dầu dịch trong mũi sẽ loãng, có màu trong và dễ “hỉ” ra ngoài. Nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ khiến dịch ứ đọng nhiều và bội nhiễm vi khuẩn khiến dịch chuyển màu xanh, đục hơn. 

  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao, lên tới 38 đến 39 độ C, cơ thể nóng bừng. 

  • Trong thời gian từ 1 đến 3 ngày sau khi trẻ ho và có đờm sẽ chuyển sang viêm long đường hô hấp trên, có các dấu hiệu như ngủ ngáy, há miệng để thở, nghẹt mũi.

  • Trẻ bị cảm cũng sẽ có biểu hiện lười ăn hơn, do ho và nghẹt mũi khiến bé gặp khó khăn trong ăn uống, vị giác thay đổi.

  • Ngoài các triệu chứng trên khi trẻ em bị cảm sẽ kèm theo buồn nôn, nôn. Tuy nhiên nếu trẻ chỉ bị nôn trớ nhẹ thì cha mẹ không cần quá lo lắng, hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng và không cho ăn bất cứ thứ gì. Sau đó xoa bụng bé nhẹ nhàng để giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn. Khi trẻ đã ngừng nôn hãy cho bé ăn sữa mẹ nếu còn nhỏ hoặc lớn hơn thì cho ăn đồ ăn nhẹ như bánh mì, bơ,…

2. Nguyên nhân bị cảm ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị cảm nhưng trong đó chủ yếu là do virus Rhino. Loại virus này có rất nhiều ở trong không khí và bụi bẩn, khi có cơ hội chúng sẽ tìm cách để xâm nhập vào cơ thể người. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi loại virus này sẽ càng “tung hoành”. Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng kém, vì thế nhanh chóng trở thành đối tượng của virus Rhino. Virus Rhino có thể xâm nhập vào trẻ bằng cách:

  • Lây nhiễm trực tiếp: Virus Rhino có khả năng hoạt động trong khoảng thời gian 3 tiếng trên tay người bị cảm. Nếu trẻ không bị bệnh chạm vào người bệnh rồi đưa tay lên sờ vào mắt, mũi, miệng của mình sẽ khiến virus lây lan.

  • Lây nhiễm gián tiếp thông qua các đồ vật mà người bệnh chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa. Tuy nhiên virus cũng chỉ tồn tại ở các đồ vật gián tiếp gây bệnh trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tiếng. 

  • Hít phải virus: Nếu trẻ hít phải không khí có virus do người bệnh hắt hơi hoặc ho cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Khi bị cảm trẻ có dấu hiệu sốt cao, lên tới 38, 39 độ C

Khi bị cảm trẻ có dấu hiệu sốt cao, lên tới 38, 39 độ C

3. Các biện pháp xử lý khi trẻ em bị cảm

Trẻ bị cảm không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi trong khoảng thời gian dưới 10 ngày. Tuy nhiên để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện các cách sau:

  • Hãy để trẻ được nghỉ ngơi và khuyến khích trẻ thở nhiều hơn.

  • Nếu trẻ trong giai đoạn ăn dặm hoặc uống sữa công thức, cha mẹ hãy cho uống nhiều nước để cơ thể giữ nước. 

  • Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ chưa “hỉ” được mũi cha mẹ hãy vệ sinh, làm sạch cho con để bé dễ thở hơn. 

  • Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để thông mũi nếu bé cảm thấy khó ăn do nghẹt mũi. 

  • Dầu gió cũng có thể sử dụng để giúp trẻ dễ thở hơn, tuy nhiên hãy bôi vào lưng và ngực, tránh lỗ mũi. 

  • Hơi nóng có khả năng làm giảm ho và thông thoáng đường dẫn khí, vì thế cha mẹ có thể dùng vòi hoa sen xả nước nóng rồi cho con ngồi trong phòng tắm một vài phút. Tuy nhiên không đặt bé quá gần nước nóng vì trẻ có thể chảy nước mắt. 

Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để thông mũi nếu bé cảm thấy khó ăn khi ăn do nghẹt mũi

Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để thông mũi nếu bé cảm thấy khó ăn khi ăn do nghẹt mũi

4. Khi trẻ bị cảm nên ăn gì?

Khi trẻ bị cảm nhiều cha mẹ thường ép con ăn uống, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Không nên cố ép con ăn, thay vào đó hãy nhẹ nhàng dỗ dành trẻ. Hãy cho trẻ ăn cháo hoặc súp thay vì đồ khô hay cơm. Các món ăn lỏng có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm tình trạng nghẹt mũi, làm sạch đường hô hấp,… Bên cạnh đó nếu trẻ ăn được mẹ cũng có thể bỏ thêm hành hoặc gừng vào món ăn, rất tốt khi bị cảm.

Bổ sung các loại rau chứa quercetin, giúp chống lại các cơn cảm lạnh thông thường như hành đỏ, cải xanh, bông cải xoăn,…

Ngoài ra sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, bổ sung các loại vi khuẩn có lợi giúp ngăn ngừa bệnh dạ dày.

5. Cách phòng tránh

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì thế nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Sữa mẹ bảo vệ và tạo ra kháng thể trong máu giúp chống lại nhiễm trùng, hạn chế trẻ bị cảm. 

  • Không nên bổ sung cho trẻ quá nhiều kẽm và vitamin C bởi có thể sẽ tác dụng ngược. Dù các nhà khoa học chưa biết chắc chắn bổ sung kẽm và vitamin C có thể hạn chế trẻ bị cảm trong bao lâu nhưng cái gì quá nhiều cũng sẽ không tốt. 

  • Cha mẹ nên để trẻ tránh xa những người bị cảm, ho vì có thể lây nhiễm trực tiếp virus gây bệnh. 

  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc và những người hút thuốc. Bởi vì trẻ em sống với người hút thuốc hoặc hít nhiều khói thuốc có nguy cơ dễ bị cảm và thời gian kéo dài hơn so với trẻ không thường tiếp xúc.

  • Vệ sinh các nhân để tránh trẻ bị cảm, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn. Trong mùa dịch bệnh như hiện nay nên hạn chế cho trẻ đến những nơi công cộng, tụ tập đông người. 

Không để trẻ tiếp xúc với thuốc lá và khói thuốc

Không để trẻ tiếp xúc với thuốc lá và khói thuốc

Khi trẻ bị cảm cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh áp dụng các biện pháp được chia sẻ trên đây để làm giảm các triệu chứng cho bé. Nếu trong trường hợp trẻ bị nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm hãy nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC theo số tổng đài 1900.56.56.56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.