Tin tức

Trẻ đi ngoài ra máu: nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Ngày 20/04/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Cần xác định đúng nguyên nhân để điều trị kịp thời, tránh tình trạng đi ngoài ra máu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

1. Nhận biết trẻ đi ngoài ra máu qua các dấu hiệu phổ biến

Khi trẻ đi ngoài ra máu, nếu cha mẹ chú ý đến phân của trẻ sẽ thấy một trong những tình trạng sau:

1.1. Phân có màu đen

Phân màu đen thường do chảy máu trong, sau một thời gian dài tiêu hóa hoặc phân chờ ở đại tràng nên máu đã bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Đa phần trường hợp này máu lẫn trong phân nên gây màu đen toàn diện hoặc ở một phần nhất định. Khi phân hòa tan trong nước, sẽ thấy màu đỏ.

1.2. Phân có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi

Đây là tình trạng máu tươi hoặc chảy máu trong thời gian gần trước khi trẻ đi đại tiện. 

Tình trạng đi ngoài ra máu sẽ giúp bác sĩ phán đoán phần nào của hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Do đó, cha mẹ hãy lưu ý quan sát và cung cấp các thông tin này. Ngoài đi ngoài ra máu, trẻ còn thường có triệu chứng khác như: phân có mùi hôi bất thường, phân kèm theo nhầy, có bọt,… 

Các triệu chứng đường tiêu hóa của trẻ cũng cần được quan sát tỉ mỉ, cung cấp thông tin chẩn đoán nguyên nhân như: đau quặn bụng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, sưng nóng hậu môn,…

Trẻ đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu nhiều sẽ khiến trẻ mất máu, xanh xao

Tình trạng này có thể xảy ra một vài lần do tổn thương niêm mạc gây chảy máu, tuy nhiên nếu nó kéo dài đi kèm với triệu chứng khác thì cha mẹ không nên chủ quan. Nếu để bệnh kéo dài, chảy máu nhiều sẽ khiến trẻ mất máu, cơ thể xanh xao, chậm phát triển,…

2. Trẻ đi ngoài ra máu thường là do các nguyên nhân nào?

Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh lý đường ruột, có thể biểu hiện ra triệu chứng đi ngoài ra máu. Trẻ đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:

2.1. Kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh tiêu hóa khá thường gặp ở trẻ nhỏ, tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn, virus, động vật nguyên nhân hoặc ký sinh trùng đường ruột. Bệnh gây triệu chứng đặc trưng là đại tiện nhiều lần (trên 4 lần trong ngày trở lên), phân có lẫn dịch nhầy và kèm theo máu, bọt hơi,… 

Do đi đại tiện nhiều lần và tổn thương niêm mạc đường ruột nên khi đi ngoài, trẻ thường khó chịu, quấy khóc,…

2.2. Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng thường gặp hơn ở người trưởng thành, song trẻ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, béo phì, thói quen ăn thiếu lành mạnh,… vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Polyp đa phần là lành tính, tuy nhiên, sự xuất hiện số lượng lớn và kích thước tăng dần có thể cản trở hoạt động của đường ruột. Polyp này khi cọ xát với sản phẩm tiêu hóa có thể bị tổn thương, chảy máu và khiến máu chảy ra ngoài trực tràng cùng phân.

Nếu trẻ bị đi ngoài ra máu do polyp đại tràng, cần thăm khám kiểm tra vì có nguy cơ biến chứng thành tắc ruột.

Lồng ruột cấp tính là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Lồng ruột cấp tính là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ

2.3. Bệnh lồng ruột cấp tính

Bệnh xảy ra khi một đoạn ruột bị lộn ngược, chui ngược vào không gian bên trong đoạn ruột gần kề. Tình trạng này thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi do cấu trúc đường ruột chưa ổn định.

Triệu chứng bệnh gây ra bao gồm: đau bụng quằn quại, trẻ nôn mửa, đi ngoài ra máu lẫn nhiều đờm nhớt, quấy khóc dữ dội,… Cần xác định đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm, trẻ cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt tránh biến chứng.

2.4. Bệnh thương hàn

Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Salmonella Typhi. Chúng có khả năng xâm nhập và sinh sống trong đường ruột, sau đó lan rộng khắp cơ thể. Triệu chứng bệnh trẻ gặp phải bao gồm: Tiêu chảy kèm theo máu trong phân, sốt cao 40 độ hoặc hơn, nổi ban toàn thân, đổ mồ hôi cơ thể bất thường,…

Triệu chứng càng nhiều, nhất là triệu chứng toàn thân chứng tỏ bệnh thương hàn ở trẻ càng nặng. Điều trị sớm giúp giảm ảnh hưởng của vi khuẩn cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe chung toàn cơ thể.

2.5. Bệnh Crohn

Crohn là bệnh viêm đường ruột hệ thống, khiến các mô ruột bị viêm nhiễm nặng nề, có thể chảy máu. Tình trạng viêm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, nếu đi kèm với tình trạng chảy máu sẽ khiến trẻ kiệt sức, kém phát triển,…

Cần cẩn thận với biến chứng hoại tử mô ruột ở trẻ mắc bệnh Crohn đã xuất hiện triệu chứng chảy máu khi đi ngoài.

Thiếu <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/tam-quan-trong-cua-vitamin-k-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-em-s75-n6181'  title ='Vitamin K'>Vitamin K</a> có thể là nguyên nhân gây chảy máu lẫn trong phân

Thiếu Vitamin K có thể là nguyên nhân gây chảy máu lẫn trong phân

2.6. Thiếu vitamin K

Một số tổn thương nhỏ trong đường ruột có thể xảy ra do nhiều yếu tố tác động, bình thường nó có thể chỉ gây chảy máu ít và tự lành. Tuy nhiên ở trẻ thiếu hụt Vitamin K, gây rối loạn chảy máu thì tình trạng chảy máu do tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó máu chảy khó kiểm soát, khiến máu lẫn với phân ra ngoài.

Sự thiếu hụt Vitamin K này thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, do đó mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để cung cấp sữa cho bé.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?

Không nên chủ quan khi trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, đặc biệt khi lượng máu nhiều, kéo dài và đi kèm với các dấu hiệu bệnh lý tiêu hóa khác. Nếu không kiểm soát tốt, trẻ có thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, phát triển chậm,…

Vì thế, nếu có dấu hiệu bệnh, cần sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị. Biến chứng nặng nề, đặc biệt trong bệnh lý lồng ruột cấp tính hay thương hàn có thể xảy ra bất cứ khi nào, vì thế cần nhanh chóng và kịp thời can thiệp y tế.

Cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu

Cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu

Ngoài ra, không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân cũng như chỉ định thuốc điều trị cần có chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là 1 số phương pháp điều trị:

  • Sử dụng kháng sinh nếu do vi khuẩn và có nhiễm trùng.

  • Điều trị triệu chứng: Thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, thuốc giảm tiêu chảy, thuốc bổ sung men vi sinh,…

  • Phẫu thuật xử lý tình trạng lồng ruột, polyp đường ruột,…

  • Bổ sung nước và điện giải đầy đủ.

Trong khi điều trị trẻ đi ngoài ra máu, cha mẹ nên theo dõi sát sao triệu chứng bệnh để can thiệp, đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời khi biến chứng nặng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.