Tin tức

Vai trò của các xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Ngày 03/07/2020
BS Hồ Mạnh Linh. Chuyên khoa Thận tiết niệu – BVĐK MEDLATEC
Thận có vai trò lọc bỏ các chất sau chuyển hóa và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu, vì vậy, tất cả máu trong cơ thể đều phải đi qua thận theo chu kỳ khoảng từ 20 - 25 lần/ngày. Tương đương 2 thận phải lọc tổng cộng khoảng 180 lít máu mỗi giờ. Với vai trò quan trọng đó, các xét nghiệm chức năng thận giúp bạn biết được thận của mình có đang hoạt động bình thường hay không. Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về vai trò của các xét nghiệm đánh giá chức năng thận.

1. Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm Ure

Ure là sản phẩm cuối cùng trong chu trình chuyển hóa nitơ tại gan, có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình thoái hóa protein trong cơ thể. Ure được đào thải chủ yếu qua thận và một phần qua đường tiêu hóa.

Xét nghiệm ure được chỉ định trong kiểm tra sức khỏe định kỳ, hoặc trong các trường hợp có bệnh lý về gan, thận, kiểm tra chức năng thận trước khi phẫu thuật, can thiệp.

Giá trì bình thường của xét nghiệm ure máu khoảng 2,5 - 7,5 mmol/L. Chỉ số ure bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn giàu protein, suy thận cấp và mạn tính. Hoặc giảm trong các trường hợp thiếu protein, có thai, suy gan, xơ gan, viêm gan,...

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm thoái giáng của creatin trong các cơ để sinh công cơ học. Creatin nội sinh chủ yếu được tổng hợp tại gan, tụy từ arginin và methionin. Creatin ngoại sinh do thức ăn cung cấp.

Creatinin được đào thải qua thận, rất ít chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn, phản ánh chính xác chức năng lọc của thận. Vì vậy, xét nghiệm chỉ số này có ý nghĩa chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.

Giá trị Creatinin được đánh giá là bình thường trong khoảng 53-97umol/L ở nữ giới, còn đối với nam giới là 62-115umol/L. Tuy nhiên, giá trị tham chiếu này có thể khác nhau ở từng phòng xét nghiệm.

Nồng độ Creatinin trong máu tăng cao có thể do tăng vận cơ hoặc là dấu hiệu cảnh báo của việc chức năng thận bị suy giảm.

Nồng độ Creatinin trong máu giảm trong các trường hợp như giảm khối cơ và vận cơ, cường giáp, thiếu máu, loạn dưỡng cơ,...

- Xét nghiệm acid uric máu

Acid uric được tổng hợp tại gan, thải ra khỏi cơ thể 80% qua đường nước tiểu và 20% qua đường tiêu hóa. Nồng độ acid uric máu bình thường đối với nam giới là 180-420 mmol/l, đối với nữ giới là 150-360 mmol/l. Những bệnh nhân mắc bệnh suy thận, vẩy nến, gout,… có nồng độ acid uric tăng cao.

Xét nghiệm này được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể như bệnh gout, bệnh thận,...

Để kết quả chính xác nên được thực hiện vào buổi sáng, cần nhịn ăn trước khi lấy máu ít nhất là 4 giờ đồng hồ, có thể uống nước lọc.

- Xét nghiệm Cystatin C

Cystatin C là một protein ức chế protease ít bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ, chế độ ăn, giới, chủng tộc, không được bài tiết ở ống thận,…, nên cũng đang được sử dụng để đánh giá chức năng thận trong suy thận cấp, mạn tính, hoặc để đánh giá bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong.

- Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan

Thông thường, để đảm bảo hoạt động tối ưu của yếu tố đông máu, các protein co cơ và các men tế bào, định lượng PH máu được duy trì ở mức 7,37-7,43. Ở những bệnh nhân bị suy thận, các acid trong quá trình chuyển hóa bị giảm thải, gây mất bicarbonat, dẫn đến nồng độ các acid trong máu tăng cao.

2. Xét nghiệm nước tiểu

- Tổng phân tích nước tiểu

Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng trong kiểm tra sức khỏe tổng quát. Các chỉ số của mẫu tổng phân tích nước tiểu thường là âm tính; nếu các chỉ số này dương tính, tức có những bất thường trong nước tiểu, phản ánh một tình trạng nào đó của cơ thể như cơ thể bị viêm thận cấp, viêm cầu thận hoặc các bất thường về chuyển hóa khác.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu

- Định lượng protein niệu 24h

Protein niệu là cụm từ chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận. Xét nghiệm protein niệu nhằm chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu, giúp cho việc điều trị và phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Chỉ số protein trong nước tiểu ở người bình thường là < 0.3 g/ 24h. Protein trong nước tiểu có thể tăng đến >0.3 g/24h ở những người bệnh bị tổn thương tại cầu thận, suy thận, viêm cầu thận thấp, một số bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng đến cầu thận như đái tháo đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ,…

3. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

- Siêu âm bụng

Là phương pháp không xâm lấn, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Qua hình ảnh siêu âm dễ dàng phát hiện các bệnh lý ở thận như soi thận, sỏi niệu quản, hội chứng thận hư, suy thận,...

- Chụp Xquang bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (hệ tiết niệu)

Kỹ thuật này đánh giá chức năng thận qua tia X thăm dò hình ảnh, giúp bác sĩ quan sát rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Chụp hệ tiết niệu thường được chỉ định ở những bệnh nhân có nghi ngờ tắc nghẽn tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu.

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (hệ tiết niệu)

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (hệ tiết niệu)

Kỹ thuật chụp nâng cao hơn có tiêm thuốc cản quang, nhờ đó bác sĩ đánh giá được tính chất tắc nghẽn hệ tiết niệu, bất thường về đường bài xuất cũng như khảo sát được hệ thống mạch máu thận, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời và hiệu quả.

Thận là cơ quan giữ nhiều vai trò quan trọng trọng như lọc máu, duy trì cân bằng muối và điện giải trong máu, điều chính huyết áp,... Nhưng có nhiều bệnh lý hay gặp ở thận như sỏi thận, suy thận, ung thư thận... không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng sống, mà còn đe dọa tính mạng người bệnh.

Người bị bệnh thận thường có các triệu chứng không đặc hiệu, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau ngực, phù chân,... Vì vậy, để bệnh phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh chính xác, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. Thông qua các xét nghiệm trên, bạn sẽ bác sĩ chẩn đoán chính và đưa ra hướng chữa trị kip thời khi phát hiện bất thường.

MEDLATEC - Địa chỉ uy tín đáp ứng đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận tiết niệu

Với kinh nghiệm 24 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã khẳng định uy tín với cộng đồng là địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu ở phía Bắc. Theo đó, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít bệnh viện ngoài công lập hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực trực tiếp thăm khám, tư vấn.

MEDLATEC - Địa chỉ uy tín đáp ứng đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận tiết niệu

MEDLATEC - Địa chỉ uy tín đáp ứng đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận tiết niệu

Bên cạnh đó, đến MEDLATEC khám, hàng ngàn khách hàng đã tin tưởng hài lòng với quy trình khép kín, nhanh gọn, thủ tục đơn giản và không gian của cơ sở hạ tầng khang, tiện nghi hiện đại. Đặc biệt, với việc đón đầu và đồng tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại từ hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 đến các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT 128 dãy, MRI,… Vì vậy, bệnh viện có điều kiện chẩn đoán, phát hiện sớm tất cả các bệnh lý về thận tiết niệu của người bệnh/khách hàng đến khám tại đây.

Nằm trong chuỗi vì sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tặng miễn phí xét nghiệm Cre, ure với tất cả khách hàng. Để nhận được mã xét nghiệm miễn phí, quý khách vui lòng nhấp vào link dưới đây để đăng ký: https:/medlatec.vn/dich-vu/mien-phi-xet-nghiem-tieu-duong

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.