Tin tức

Vai trò của siêu âm sỏi niệu quản trong chẩn đoán bệnh hệ tiết niệu

Ngày 23/03/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Sỏi niệu quản là một bệnh nguy hiểm xảy ra ở hệ tiết niệu. Có rất nhiều phương pháp để phát hiện sỏi tại niệu quản, trong đó siêu âm sỏi niệu quản thường được áp dụng trong chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ do sỏi gây ra. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này qua bài viết sau đây nhé.

1. Tìm hiểu chung về bệnh lý sỏi niệu quản

sỏi niệu quản là dạng nguy hiểm nhất trong số các bệnh lý sỏi hệ tiết niệu, là sự xuất hiện của một hoặc nhiều viên sỏi, đôi khi là một chuỗi sỏi dài nằm trong lòng niệu quản. Sỏi niệu quản có thể xảy ra ở tất cả các đoạn của niệu quản, nhưng thường tập trung vào 3 đoạn chính: đoạn nối thận vào niệu quản, đoạn nối niệu quản với bàng quang, cuối cùng là đoạn niệu quản nằm trước động mạch chậu. 

Hình ảnh sỏi sỏi đường tiết niệu

Hình ảnh sỏi đường tiết niệu

Triệu chứng của bệnh nhân bị sỏi niệu quản:

  • Đau: đây là triệu chứng cơ bản và tất yếu của các bệnh nhân bị sỏi niệu quản. Khi sỏi di chuyển trong hệ tiết niệu, vùng niệu quản sẽ gây ra các cơn đau dữ dội lan từ vùng thắt lưng xuống vùng bẹn mà không có tư thế nào có thể giảm đau. Một nguyên nhân khác là do sỏi gây tắc nghẽn lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang nên gây ứ nước tiểu tại thận, thận giãn gây triệu chứng đau cho bệnh nhân.

  • Nước tiểu đục, đôi khi lẫn máu do sỏi di chuyển gây tổn thương đường tiết niệu.

  • Tiểu buốt, tiểu rắt.

  • Một số ít trường hợp tiểu ra sỏi nhỏ, đây là dấu hiệu rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh sỏi tiết niệu.

  • Người bệnh sốt, rét run, chướng bụng, buồn nôn,...

Biến chứng của bệnh:

Sỏi niệu quản nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng có thể xảy ra ở người mắc sỏi niệu quản là:

  • Ứ nước tại bể thận gây giãn đài bể thận. Nguyên nhân là do sỏi chặn đường dẫn nước tiểu, khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được mà ứ lại ở thận, gây nên các tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng thận.

  • Suy thận: Bệnh nhân có thể bị suy thận nếu sỏi tiến triển nặng. Khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường tiết niệu, vô niệu sẽ dẫn đến tình trạng suy thận cấp. Ngược lại, nếu sỏi gây tổn thương đường tiết niệu kéo dài, không được điều trị sẽ khiến các tế bào thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận mãn tính.

  • Viêm đường tiết niệu: Sỏi di chuyển trong đường tiết niệu rất dễ gây ra các tổn thương, gây chảy máu và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại, dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Có thể thấy sỏi niệu quản là một bệnh lý tiết niệu nguy hiểm. Sỏi niệu quản cần được phát hiện sớm bằng kỹ thuật siêu âm sỏi niệu quản để phát hiện và đánh giá sớm mức độ nguy hiểm, đồng thời đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2. Thế nào là phương pháp siêu âm chẩn đoán sỏi niệu quản?

siêu âm sỏi niệu quản là một trong những phương pháp hiện đại trong chẩn đoán các bệnh lý hệ tiết niệu, đặc biệt là sỏi niệu quản. Kỹ thuật này sử dụng các sóng siêu âm để tạo nên hình ảnh hiển thị trên màn hình máy siêu âm, qua đó bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe hệ tiết niệu cũng như phát hiện sỏi niệu quản ở bệnh nhân.

Các đặc điểm của kỹ thuật siêu âm sỏi niệu quản:

- Ưu điểm: Đây là một phương pháp hiện đại trong chẩn đoán sỏi niệu quản, cho biết số lượng, kích thước của sỏi từ đó đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Đồng thời, thực hiện siêu âm sỏi niệu quản khá dễ dàng và an toàn, rất có ích trong khám chữa bệnh cho trẻ em và những người thiếu hợp tác.

- Nhược điểm: Trong nhiều trường hợp, ổ bụng chướng hơi sẽ gây hạn chế khảo sát niệu quản trên siêu âm, đặc biệt là đoạn 1/3 giữa, nơi có chỗ hẹp do bắt chéo qua động mạch chậu. Khi đó, cần thực hiện thêm các kỹ thuật khác để chẩn đoán.

Siêu âm là phương pháp hữu ích giúp phát hiện sỏi niệu quản

Siêu âm là phương pháp hữu ích giúp phát hiện sỏi niệu quản

3. Vai trò của kỹ thuật siêu âm sỏi niệu quản

Hình ảnh siêu âm sỏi niệu quản đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh sỏi ở niệu quản. Nhờ vào hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể:

  • Biết được số lượng, kích thước của sỏi niệu quản và cả sỏi thận.

  • Xác định vị trí sỏi.

  • Xác định độ dày mỏng và các tổn thương ở nhu mô thận.

  • Xác định kích thước thận, niệu quản và đánh giá chức năng lưu thông của thận.

  • Đánh giá được tình trạng giãn đài bể thận và tổn thương đài bể thận.

Việc siêu âm không những có thể phát hiện được sỏi niệu quản mà còn giúp đánh giá được các tổn thương, bệnh lý gặp phải tại hệ tiết niệu. Phương pháp này có thể kết hợp với chụp X - quang để cho kết quả chính xác hơn. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng ca bệnh khác nhau.

4. Khi nào cần thực hiện siêu âm sỏi niệu quản?

Mọi người có thể thực hiện sỏi niệu quản trong các đợt khám sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, các đối tượng sau đây nên thực hiện siêu âm sỏi niệu quản:

  • Người bị bệnh béo phì: Nguy cơ mắc sỏi niệu quản tăng ở những người béo phì, thừa cân.

  • Những người mà gia đình có tiền sử bị sỏi thận.

  • Đau nhức vùng hông lan ra cả vùng chậu. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi tiết niệu.

  • Đau khi đi tiểu, tiểu đục, tiểu ra máu: là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu, có thể do sỏi niệu quản gây nên.

  • Người có chế độ ăn uống giàu Natri: những người ăn mặn là đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi thận và sỏi niệu quản. NaCl trong muối ăn sẽ làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu quản.

  • Người có thói quen uống ít nước, không uống đủ nước hằng ngày cũng có nguy cơ cao bị sỏi tiết niệu.

Khi có các triệu chứng bất thường nói trên, bạn cần gặp ngay bác sĩ để được khám và thực hiện siêu âm chẩn đoán sỏi niệu quản. Từ đó có thể phát hiện sớm, đánh giá tình trạng bệnh lý và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Người thường hay đau vùng hông - chậu đột ngột nên thực hiện siêu âm sỏi niệu quản

Người thường hay đau vùng hông - chậu đột ngột nên thực hiện siêu âm sỏi niệu quản

Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện nay:

  • Điều trị nội khoa: thường áp dụng cho các trường hợp sỏi nhỏ và chưa gây biến chứng.

  • Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng cách sử dụng sóng chấn động.

  • Nội soi tán sỏi niệu quản.

  • Phương pháp mổ hở (phẫu thuật): thường ít sử dụng vì dễ xảy ra rủi ro.

Ngày nay, sỏi niệu quản đã dễ dàng được phát hiện bởi kỹ thuật siêu âm sỏi niệu quản cùng kết hợp với chụp X - quang. Điều này giúp giải quyết phần nào nỗi lo cho bệnh nhân sỏi tiết niệu. Nếu có điều gì thắc mắc về phương pháp này, vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.