Tin tức

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào và ở đâu?

Ngày 12/07/2019
BS.Nguyễn Xuân Quỳnh - CK Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi bị thừa cân, sinh non, dị tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do tăng áp lực máu. Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào và ở đâu? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp mẹ bầu lựa chọn cơ sở xét nghiệm tiểu đường thai kỳ uy tín.

Thế nào là tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu tăng cao phát hiện trong thời kỳ có thai. Những trường hợp đã phát hiện đái tháo đường trước khi có thai hoặc đường máu tăng cao đạt mức đái tháo đường tiêu chuẩn sẽ không được xếp vào nhóm này mà gọi là đái tháo đường mang thai.

Những biến chứng của tiểu đường?

  • Nếu không được phát hiện sớm, trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể bị vàng da, thừa cân, dị tật bẩm sinh, suy hô hấp sau sinh…
  • Đối với người mẹ bị tiểu đường dễ gặp phải nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai lưu, tiền sản giật, tăng huyết áp …

Thông thường, tiểu đường thai kỳ ít có biểu hiện bất thường, nhưng hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất để phát hiện bệnh.

Xét nghiệm sớm để phát hiện tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm sớm để phát hiện tiểu đường thai kỳ

Khi nào cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Thời điểm quan trọng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đưa ra lời khuyên đối với phụ nữ chuẩn bị có thai và các sản phụ là:

- Ngay từ lần khám thai đầu tiên, sản phụ sẽ được bác sỹ sản khoa đánh giá nguy cơ.

- Thai phụ không có yếu tố nguy cơ: Khi thử đường huyết lúc đói, nếu kết quả trên 92 mg/dL, mẹ bầu phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi thai 24 – 28 tuần.

- Thai phụ có yếu tố nguy cơ: Trong 3 tháng đầu khám, thai phụ thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường. Nếu kết quả bình thường cũng nên lặp lại nghiệm pháp này khi thai từ 24 đến 28 tuần (vì mốc này bánh nhau phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết hormon có tác dụng làm tăng đường máu, đề kháng hormon có tác dụng làm giảm lượng đường máu, giảm dự trữ).

Những ai dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

- Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường;

- Chỉ số cơ thể (BMI) trên 30: thừa cân, béo phì;

- Phụ nữ trên 25 tuổi;

- Tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước;

- Trước đó đã sinh bé nặng hơn 4 kg;

- Thai chết lưu không rõ nguyên nhân;

- Tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm dung nạp glucose: Thời điểm xét nghiệm diễn ra sáng sớm, mẹ bầu nhịn ăn 8-14 giờ đồng hồ. Sau đó, nhân viên y tế lấy mẫu máu đầu tiên để kiểm tra đường huyết lúc đói. Tiếp đó, mẹ bầu uống 75g glucose pha trong 200-300ml nước và được lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết vào các thời điểm sau uống glucose 1 giờ và 2 giờ.

Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?

Khi kết quả đường huyết lúc đói dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L), sau nghiệm pháp 1 giờ dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và 2 giờ dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L) thì sản phụ được kết luận bình thường.

Nếu ít nhất một mẫu máu bằng hoặc cao hơn giới hạn trên thì sản phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp đường máu lúc đói cao hơn 126mg/dL (7mmol/L) hoặc đường máu bất kì cao hơn 200mg/dL (11,1 mmol/L) thì được chẩn đoán là đái tháo đường mang thai.

Khi bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị hợp lý, từ đó không làm ảnh hưởng đến mẹ, thai nhi.

Khách hàng siêu âm và tái khám lại tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh nhân thăm khám lại sau khi làm xét nghiệm tiểu đường ở MEDLATEC

Theo các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần thay đổi lối sống luôn tích cực, tập thể dục và vận động thường xuyên.

Đặc biệt, sản phụ cần ăn uống lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Trong đó, mẹ bầu lưu ý bổ sung nhiều chất xơ, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein nạc... trong thực đơn ăn uống và hạn chế thực phẩm béo.

Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?

Khi quyết định thăm khám, xét nghiệm, mẹ bầu nên cân nhắc thật kỹ lưỡng để lựa chọn cơ sở uy tín đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm, thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ đạt chuẩn của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được khách hàng đánh giá cao, chắc chắn sẽ làm hài lòng mẹ bầu khi sử dụng dịch vụ.

Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hệ thống xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC

Vì sao mẹ bầu nên chọn MEDLATEC để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

  • Quy trình lấy máu và xét nghiệm được đảm bảo nghiêm ngặt;
  • Trả kết quả sau 1 tiếng 30 phút;
  • Kết quả chính xác;
  • Đội ngũ bác sỹ chuyên sâu tư vấn, có hướng điều trị hợp lý cho mẹ bầu;
  • Chi phí xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ 159.000 đồng/lần xét nghiệm.

Hiện tại, bệnh viện, phòng khàm cùng các cơ sở, văn phòng của MEDLATEC tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trên cả nước luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết.

Còn chần chờ gì nữa, ngay bây giờ mẹ bầu nhấc máy “alo” tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn làm việc 24/24h để lắng nghe và tư vấn kịp thời mọi thắc mắc, băn khoăn của các mẹ bầu.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.