Tin tức

Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm bệnh tiểu đường

Ngày 02/09/2019
ThS. BS. Vũ Thị Thúy Chi, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh có ý nghĩa quan trọng giúp kịp thời điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dưới đây là ý nghĩa của những chỉ số trong xét nghiệm bệnh tiểu đường cũng như phương pháp điều trị bệnh mà ai cũng nên biết.

1. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm lượng Glucose trong máu

Ở những người khỏe mạnh, hàm lượng Glucose trong máu lúc đói là (3,9 – 6,4mmol/L), khoảng 70-100 mg/dl. Khi hàm lượng Glucose trong máu vượt ngoài mức bình thường, cụ thể là cao hơn hoặc bằng 7mmol/L, đồng nghĩa với việc bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm Glucose trong máu lúc đói

Để có thể thực hiện được xét nghiệm này, bạn phải tiến hành nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ để đánh giá đúng sự điều chỉnh glucose máu trong cơ thể.

Nếu lúc đói, kết quả xét nghiệm đưa ra lượng đường của bạn vẫn cao, điều này cho thấy chức năng điều hòa Glucose trong máu kém hiệu quả, bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Như đã nói ở trên, phạm vi đường huyết ở người bình thường lúc đói từ 3,9 – 6,4mmol/L. Nếu lượng đường huyết của bạn vượt quá 7mmol/L có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Còn nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu của bạn thấp hơn 3,9 mmol/L hoặc nằm trong khoảng 6,4mmol/L – 6,9 mmol/L, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện lại xét nghiệm này vào ngày hôm sau hoặc là có thể làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose.

Xét nghiệm dung nạp Glucose 

xét nghiệm bệnh tiểu đường đặc biệt quan trọng

Nghiệm pháp dung nạp đường huyết

Tương tự như xét nghiệm hàm lượng Glucose lúc đói, xét nghiệm này được tiến hành sau khi bạn đã nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ, sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một ly nước có chứa  75g glucose và tiến hành xét nghiệm sau 2 giờ đồng hồ kể từ khi uống ly nước. 

Tại thời điểm xét nghiệm, phạm vị đường huyết ở những người bình thường là dưới 7,8 mmol/L. Nếu chỉ số xét nghiệm đường huyết của bạn từ 7,8 – 11 mmol/L có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, còn nếu kết quả là trên 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận là bạn đã bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose ngẫu nhiên

Nếu kết quả xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên cao hơn 11,1 mmol/L thì có thể là bạn đã bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường được tiến hành 2 lần hoặc bệnh nhân có các triệu chứng điển hình của tiểu đường, nếu kết quả vẫn là 11,1 mmol/L thì bác sĩ sẽ kết luận bạn bị bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c được sử dụng để đánh giá tổng thể lượng đường trong máu trong thời gian dài: 2 tháng đồng thời đánh giá tính hiệu quả của phương pháp kiểm soát đường máu ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Chỉ số HbA1c ở những người bình thường, khỏe mạnh có giá trị ở dưới 5,7%. Nếu giá trị này nằm trong phạm vi từ 5,7 – 6,4 % thì có thể bạn đang có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường, còn nếu chỉ số HbA1c có giá trị trên 6,4 %, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị mắc bệnh tiểu đường.

2. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường, việc thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý là rất cần thiết giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy thì theo các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Những người mắc tiểu đường nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau củ quả

Những người mắc tiểu đường nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau củ quả

Dưới đây là các loại thực phẩm mà những người mắc tiểu đường nên ăn:

Nhóm thực phẩm tinh bột: đó là các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, ngô, khoai, sắn... cách chế biến tốt nhất là luộc hoặc hấp, nên hạn chế các cách chế biến như: chiên, xào...

Nhóm thịt cá: đây là nhóm thực phẩm bổ sung nhiều chất đạm cho cơ thể, bao gồm: các loại cá, thịt lợn nạc, thịt gia cầm. Lưu ý là những loại thịt nên ăn nạc, loại bỏ da, phần mỡ, chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc có thể áp chảo để loại bớt mỡ.

Nhóm thực phẩm chứa chất béo, đường: Không phải loại thực phẩm chứa chất béo nào cũng nên ăn, bệnh nhân bị tiểu đường chỉ nên ăn những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như: vừng, dầu đậu nành,  olive, dầu cá, mỡ cá,...

Nhóm rau củ quả: đây là những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày của những người bị mắc bệnh tiểu đường. Đối với rau, củ cách thức chế biến tốt nhất là luộc, hấp hoặc có thể là ăn sống, làm sa lát. Đối với các loại hoa quả thì có thể là ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước. Lưu ý, những người bị mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại hoa quả có lượng đường thấp.

Người mắc bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Những người bị mắc bệnh tiểu đường không hạn chế ăn các loại hoa quả có hàm lượng đường cao

Những người bị mắc bệnh tiểu đường không hạn chế ăn các loại hoa quả có hàm lượng đường cao

Để quá trình điều trị đạt kết quả cao, những người bị mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau:

- Hạn chế ăn bánh mì, gạo trắng, miến, bột sắn dây và các loại củ nướng.

- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa cholesterol, chất béo bão hòa.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: dầu dừa, kem tươi, các loại bánh kẹo ngọt, sirô, các loại hoa quả sấy và các loại nước có ga...

- Ngoài ra, người bị mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn phủ tạng của động vật, da của gia cầm, thịt lợn có nhiều mỡ.

Ngoài những lưu ý về chế độ dinh dưỡng nêu trên, những người bị mắc bệnh tiểu đường còn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc trong ăn uống như:

- Ăn thành nhiều bữa, ngoài bữa chính ra, thì cần ăn thêm cả các bữa phụ, không ăn quá nhiều mỗi bữa, để đảm bảo lượng đường huyết không bị tăng đột ngột.

- Ăn uống điều độ, không quá nhiều cũng không quá ít, ăn đúng giờ.

- Nên vận động nhẹ sau khi ăn, không nằm hoặc ngồi một chỗ, thường xuyên luyện tập thể dục để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Hi vọng những thông tin về xét nghiệm bệnh tiểu đường cũng như những thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường trên có thể góp phần hỗ trợ người bệnh điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. 

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.