Tin tức

Ý nghĩa quan trọng của xét nghiệm chì, bạn có biết?

Ngày 15/07/2020
CN Nguyễn Thị Huế - Trung tâm Xét nghiệm
Chì là một kim loại phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên đây cũng là một kim loại rất nguy hiểm có khả năng gây ngộ độc cao, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Phương pháp để phát hiện một người có bị nhiễm độc chì hay không đó là xét nghiệm chì trong máu hoặc có thể nước tiểu. Vậy ý nghĩa của xét nghiệm này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tìm hiểu chung về kim loại chì 

Chì (được ký hiệu là Pb) là một kim loại nặng có thể được tìm thấy trong các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, các hoạt động sản xuất. 

Chì có màu xám xanh và được ứng dụng nhiều trong sản xuất ắc quy, đạn dược, các thiết bị che chắn tia X-quang trong y học, các vật liệu và chất ăn mòn trong xây dựng,... Chì có độc tính mạnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. 

Hình 1: Chì là kim loại được ứng dụng nhiều trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Hình 1: Chì là kim loại được ứng dụng nhiều trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Cơ thể chúng ta tiếp xúc với chì thông qua việc ăn uống các thực phẩm bị nhiễm chì, hít bụi, khói có chứa chì, tiếp xúc qua da, niêm mạc. Khi cơ thể bị nhiễm độc chì gây ảnh hưởng xấu đến nhiều cơ quan bộ phận.

Chì gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, giết chết các tế bào thần kinh, gây thiếu máu do ức chế sự tổng hợp hồng cầu, làm cho hồng cầu dễ bị vỡ. Chì làm giảm thải trừ acid uric qua nước tiểu, gây bệnh Gout và tổn thương tế bào thận, tăng co bóp thành mạch máu gây tăng huyết áp.

Ngộ độc chì còn làm giảm chức năng sinh sản của nam và nữ, giảm sản xuất các hormone nội tiết quan trọng. Trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm độc chì sẽ vô cùng nguy hiểm để lại nhiều hậu quả nặng nề. Suy giảm nhận thức vĩnh viễn, rối loạn hành vi cơ bản, tổn thương các tế bào xương và làm giảm chiều cao trầm trọng.

Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ chì trong máu mẹ sẽ khiến cho thai nhi bị ngộ độc chì, gây đẻ non, sảy thai, trẻ sinh ra bị chậm phát triển, tăng nguy cơ bị dị tật sau này.

2. Xét nghiệm chì được sử dụng trong trường hợp như thế nào?

Xét nghiệm chì là phương pháp đo nồng độ chì có trong máu tại thời điểm lấy mẫu nhằm mục đích đánh giá mức độ nhiễm độc chì và theo dõi hiệu quả điều trị đối với những người đã bị nhiễm chì trước đó. 

Để biết khi nào bản thân cần thực hiện xét nghiệm chì, trước hết bạn đọc cần phải nắm rõ những biểu hiện lâm sàng thường gặp của một người bị ngộ độc chì.

Đối với người lớn

- Những dấu hiệu ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương như: đầu óc lơ mơ, lú lẫn, mê sảng, suy giảm trí nhớ, buồn ngủ, mất ngủ, hôn mê, co giật, liệt cơ mặt,...

- Chán ăn, đau bụng, táo bón, miệng thường có vị kim loại.

- Đau xương khớp thường xuyên.

- Giảm ham muốn tình dục, chức năng sinh sản suy kém, phụ nữ mang thai nguy cơ đẻ non, sảy thai, thai dị tật,...

- Người bị ngộ độc chì dễ bị thiếu máu, mắc bệnh thận, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể,...

Đối với trẻ nhỏ

- Đa số trẻ bị nhiễm độc chì thường có biểu hiện khó kín đáo, khó phát hiện, trừ phi bị ngộ độc mức độ nặng. Khi đó trẻ thường có triệu chứng hôn mê, co giật, ngủ mê man, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, hay quấy khóc. 

- Trẻ thường bỏ bữa, chán ăn, đau bụng và bị nôn nhiều.

- Các kỹ năng nhận thức và hoạt động bình thường bị suy giảm. Học kém, tư duy chậm, giảm khả năng nghe, giảm tập trung, cơ thể còi cọc, chậm phát triển.

Hình 2: Trẻ nhỏ bị ngộ độc chì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này.

Hình 2: Trẻ nhỏ bị ngộ độc chì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này.

Ngộ độc chì ở trẻ em đặc biệt được chú trọng bởi gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần, trí tuệ của trẻ sau này.

3. Xét nghiệm chì có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Xét nghiệm chì có thể được thực hiện với bệnh phẩm máu tĩnh mạch, máu gót chân (đối với trẻ nhỏ) hoặc nước tiểu 24 giờ. Giá trị bình thường cho phép của hàm lượng chì trong máu khoảng ≤ 40µg/ dL, nước tiểu là 0,3 - 1,8µg/ dL. Khi hàm lượng chì tăng cao trong máu sẽ gây ra các mức cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe. Sự nguy hiểm đó sẽ phụ thuộc vào lượng chì bị nhiễm, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm và thời gian phơi nhiễm. 

Xét nghiệm chì được ứng dụng nhằm các mục đích sau:

Chẩn đoán nhiễm độc chì

Khi người lớn hoặc trẻ nhỏ có các dấu hiệu nghi ngờ bị ngộ độc chì thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo hàm lượng chì. Qua đó chẩn đoán chính xác có bị nhiễm độc chì hay không và mức độ như thế nào.

Sàng lọc nhiễm độc chì

Trẻ em tiếp xúc với đồ ăn, thức uống, đồ chơi và sống trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm chì sẽ được tiến hành sàng lọc, đặc biệt là đối tượng từ 1 - 2 tuổi. Khi nồng độ chì trong máu trẻ > 5 µg/ dL thì xét nghiệm đo hàm lượng chì được khuyến cáo sử dụng để quản lý, theo dõi tình trạng điều trị.

Bên cạnh đó, xét nghiệm chì còn được sử dụng để sàng lọc đối với các công nhân làm việc trong môi trường nguy cơ cao như xưởng sản xuất ô tô, luyện nhôm, mạ chì, xây dựng, sản xuất sơn, đồ gốm, xăng dầu,... Theo các chuyên gia, nếu nồng độ chì của một công nhân trong máu > 40 µg/ dL thì khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ chì 2 tháng/ 1 lần để giám sát chặt chẽ.

Hình 3: Xét nghiệm đo nồng độ chì là cần thiết đối với công nhân làm việc trong môi trường nguy cơ co.

Hình 3: Xét nghiệm đo nồng độ chì là cần thiết đối với công nhân làm việc trong môi trường nguy cơ co.

Bên cạnh đó cần đồng thời đánh giá tình trạng nhiễm chì trong khu vực nhà ở, môi trường xung quanh để làm giảm nguồn chì phơi nhiễm từ môi trường.

Mỗi cơ thể con người sẽ có mức thải trừ hàm lượng chì khác nhau, do đó ngoài xét nghiệm nồng độ chì cần phải kết hợp với một vài các xét nghiệm khác cũng như yếu tố lâm sàng để chẩn đoán chính xác mức độ nhiễm độc chì.

4. Thực hiện xét nghiệm chì máu chính xác, nhanh chóng tại MEDLATEC

Bạn đọc nếu muốn tìm cho mình một địa chỉ y tế uy tín thực hiện xét nghiệm chì hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một cơ sở y tế tư nhân hàng đầu trong các dịch vụ khám chữa bệnh và xét nghiệm hiện đại.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang triển khai xét nghiệm đo hàm lượng chì có trong máu. Quý khách hàng có thể đến và thực hiện xét nghiệm này, ngoài ra để đánh giá một cách chính xác nhất cũng nên kết hợp cả 2 xét nghiệm đo nồng độ chì trong máu và nước tiểu.

Hình 4: Trung tâm xét nghiệm hiện đại.

Hình 4: Trung tâm xét nghiệm hiện đại.

MEDLATEC tự hào luôn cung cấp tới khách hàng những dịch vụ y tế chất lượng, hiệu quả và tiện lợi nhất, đặc biệt với chi phí tiết kiệm và hợp lý. Trung tâm xét nghiệm vô cùng hiện đại giúp đáp ứng hơn 500 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Quý khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn cho bản thân và gia đình những gói khám phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, MEDLATEC còn hỗ trợ thanh toán thẻ bảo hiểm lên đến 100%, các dịch vụ tư vấn trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi giúp giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Liên hệ nhanh đến tổng đài 1900 565656 để được hỗ trợ sớm nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.