Tin tức

Làm thế nào để phòng chống bệnh khi cúm A, B đang vào mùa?

Ngày 01/02/2018
Ban biên tập
Theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2018, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã phát hiện khoảng 1000 ca mắc cúm, trong đó phổ biến là cúm A, B, thậm chí có nhiều trường hợp đã dương tính với cúm H1N1.

Chia sẻ về bệnh cúm, bác sĩ Dương Thị Thủy - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Thời điểm cuối đông đầu xuân với thời tiết lạnh, ẩm tạo cơ hội cho nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó có các loại virus cúm.

90% người lớn, trẻ em nhiễm virus cúm mới

Virus cúm lây nhiễm từ người bệnh sang người lành khi nói chuyện, ho hay hắt hơi.

Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Đa số trường hợp bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến chứng. Chúng thường gây nên những vụ dịch nhỏ và thậm chí là đại dịch.

Virus cúm có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Tỷ lệ lây lan mạnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.

Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em. Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với virus gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền, phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên, số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những type virus mới. Miễn dịch có được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của virus cúm. Trẻ em, người già, người đang mắc các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ cảm nhiễm hơn những người khác.

Thời gian ủ bệnh của virus cúm ngắn, thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày.

Thời kỳ lây bệnh khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.

Những biểu hiện nghĩ ngay tới cúm

Sau 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, dù là trẻ em hay người lớn, các triệu chứng ban đầu của cúm có thế là xuất hiện những cơn sốt bắt đầu, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi,…

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, tuy nhiên tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Các cách phòng chống bệnh

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm.

- Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, không dùng chung những đồ dùng sinh hoạt như chén, bát, thìa, dĩa, khăn mặt với mọi người trong gia đình; - Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm; - Tăng cường rửa tay; - Vệ sinh hô hấp khi ho khạc; - Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra. - Tiêm phòng vắc xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70-90%. Ở những người già, vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Vì vậy, cần phải tiêm phòng cho cộng đồng hàng năm trước mùa cúm, đặc biệt trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính,… Chẩn đoán chính xác cúm qua xét nghiệm

Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu xét nghiệm kiểm tra của người dân Hà Nội trong thời gian dịch cúm đang diễn ra, nằm trong chương trình đồng hành vì sức khỏe cộng đồng, từ ngày 29/1 đến ngày 12/2, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai Gói xét nghiệm cúm với mức giảm phí lên tới 10%, tức chỉ còn 599.000 đồng. Gói xét nghiệm cúm gồm xét nghiệm cúm (cúm A, B và cúm A/H1N1), công thức máu và xét nghiệm CRP để đánh giá tình trạng cúm.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ lấy dịch ngoáy họng, mũi họng, dịch tiết hay rửa mũi họng làm xét nghiệm, Bệnh viện MEDLATEC có điều kiện phục vụ kịp thời nhu cầu kiểm tra cúm của tất cả người dân khi đến tại viện, đặc biệt là sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.

Thông qua kết quả xét nghiệm cúm và sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp khách hàng an tâm chẩn đoán sớm có bị mắc cúm A/H3N2, A/H1N1 hay cúm B, cũng như xác định được mức độ viêm nhiễm để từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

Những nguyên tắc điều trị cúm

Sốt cao cần uống thuốc hạ sốt, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt.

Kháng sinh không có tác dụng điều trị virus cúm. Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Cơ thể sẽ loại trừ virus trong vài ngày, đồng thời người bệnh cần áp dụng một số nguyên tắc điều trị như sau: - Khi sốt ≥ 38,5 độ cần uống thuốc hạ sốt, nhưng không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt. - Đảm bảo cân bằng nước điện giải, uống nhiều nước, Oresol. - Nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường thoáng khí, tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. - Chế độ dinh dưỡng: ăn đồ dễ tiêu, thực phẩm lỏng, nóng. Tránh ăn đồ ăn lạnh. - Điều trị thuốc kháng virus - Chỉ định: Các trường hợp nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ (như trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; người lớn mắc bệnh mạn tính; bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư,…). - Thuốc được sử dụng hiện nay là Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.