Tin tức

3 nguyên nhân hôi miệng chính ai ai cũng có thể mắc phải

Ngày 05/10/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Hôi miệng là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy đây chỉ là bệnh lý răng miệng thông thường và không gây nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân hôi miệng là gì?

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng

Rất dễ để có thể nhận ra bạn hay những người xung quanh bạn có bị hôi miệng hay không bằng cách ngửi hơi thở của họ. Những người bị hôi miệng thường có những biểu hiện sau:

- Hơi thở có mùi rất khó chịu vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn khi bụng đói hoặc cơ thể đang mệt mỏi.

nguyên nhân hôi miệng

Hôi miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân

- Răng có nhiều mảng bám và cao răng.

- Miệng ít tiết nước bọt, dẫn đến tình trạng khô.

- Khi che miệng lại để thở thấy có mùi khó chịu.

- Dùng lưỡi thử liếm lên cổ tay hoặc ngón tay cũng thấy xuất hiện mùi hôi. 

Đây đều là những dấu hiệu nhận biết cũng như cách nhận biết bệnh hôi miệng từ sớm. Bạn có thể thử nghiệm trước và sau khi đánh răng để so sánh kết quả. Nếu sau khi đánh răng và vệ sinh răng miệng mà hơi thở vẫn có mùi khó chịu thì đó có thể là do các nguyên nhân khác không xuất phát từ khoang miệng.

Cách kiểm tra hơi thở để phát hiện hôi miệng rất đơn giản

Cách kiểm tra hơi thở để phát hiện hôi miệng rất đơn giản

2. Những nguyên nhân hôi miệng thường gặp

2.1. Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ khoang miệng 

Đây là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng, chủ yếu là do người bệnh vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây ra mùi khó chịu. 

Vi khuẩn phân hủy protein trong khoang miệng sẽ sản sinh ra các hợp chất sulphur dễ bay hơi tạo nên hơi thở có mùi. 

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:

- Các hạt thức ăn thừa bám trên răng và trong chân răng, kẽ răng và lưỡi tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn phát triển và gây mùi.

- Lưỡi bị viêm hay tổn thương tạo ra các vết nứt, chúng là môi trường ít oxy và sẽ làm hạn chế sự hoạt động của nước bọt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

- Bị sâu răng.

- Nhiễm trùng chân răng, nướu và quanh cổ răng,… 

- Nhiễm trùng, nhiệt miệng gây lở loét.

- Mắc bệnh về lợi và nha chu.

- Khô miệng.

- Hội chứng Sjogren.

- Chu kỳ tế bào chết diễn ra quá nhanh dẫn đến sự tích tụ các tế bào chết mà không được nước bọt đưa ra ngoài kịp thời dẫn đến sự tự phân hủy và gây ra hôi miệng.

2.2. nguyên nhân hôi miệng do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi như:

- Các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi,… đều có thể khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, các bệnh lý như viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi, polyp xoang, viêm amidan,… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến.

- Bệnh lý đường tiêu hóa: Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra mùi hôi và chua ở miệng.

- Bệnh xơ gan: Hơi thở có mùi tỏi hoặc mùi trứng thối do sản sinh hydro sulphur.

- Sự thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng có thể gây ra mùi hôi miệng.

Rất nhiều bệnh lý có thể gây ra hôi miệng

Rất nhiều bệnh lý có thể gây ra hôi miệng

2.3. Hôi miệng do ăn uống

Các loại thức ăn nặng mùi như hành, tỏi,... chính là nguyên nhân gây ra hôi miệng tạm thời.

Ngoài ra, sử dụng rượu và thuốc lá quá nhiều cũng khiến cho hơi thở có mùi khó chịu rất đặc trưng. Thuốc lá còn gây ra hiện tượng khô miệng khiến cho tình trạng hôi miệng ngày càng nghiêm trọng.

3. Biện pháp điều trị dứt điểm bệnh hôi miệng

Hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, bạn cần gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. 

Với mỗi nguyên nhân, bệnh lý khác nhau bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.

Để hết hôi miệng, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan

Để hết hôi miệng, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những biện pháp điều trị dưới đây để cải thiện tình hình.

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm, đánh răng đúng cách và sạch sẽ. Nên đánh răng cả sau khi ăn khoảng 30 phút để đảm bảo răng miệng sạch sẽ. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.

- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch miệng họng. Nên dùng nước súc miệng vào buổi tối vì đây là thời gian vi khuẩn hoạt động mạnh nhất trong ngày.

- Thường xuyên làm sạch lưỡi để hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.

- Uống đủ nước để tránh tình trạng khô miệng, vừa tốt cho sức khỏe, lại vừa hạn chế được tình trạng hôi miệng.

- Nếu sử dụng răng giả hay niềng răng, cần phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nha khoa này.

- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, điều độ, hạn chế các loại thực phẩm gây mùi hôi miệng, hạn chế tối đa rượu và thuốc lá.

- Cần lấy cao răng 2 lần/năm để hơi thở có mùi thơm tho.

4. Cách phòng ngừa bệnh hôi miệng hiệu quả

Để phòng tránh bệnh hôi miệng, bạn cần quan tâm hơn đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập và ngủ nghỉ để bảo vệ cơ thể hỏi những bệnh lý về đường tiêu hóa, đường tiết niệu,… từ đó bạn có thể nâng cao sức khỏe và cũng phòng tránh được bệnh hôi miệng.

Ngoài ra, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ và thăm khám sức khỏe răng miệng 4 - 6 tháng/lần. Nếu cần thiết, bạn có thể thực hiện các can thiệp nha khoa để đảm bảo răng miệng khỏe mạnh.

 Nên khám nha định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

 Nên khám nha định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Trên đây là những nguyên nhân hôi miệng thường gặp cũng như những chia sẻ của MEDLATEC về cách điều trị và phòng ngừa. Hãy nhớ khám nha định kỳ để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh.

MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, đã giúp hàng trăm ngàn khách hàng tìm lại hơi thở thơm tho và sự tự tin. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.