Tin tức

6 cách phòng ngừa tiền sản giật để mẹ bầu có thai kỳ an toàn

Ngày 02/07/2023
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Hiền
Tiền sản giật tuy nguy hiểm nhưng có thể được tầm soát từ ngay quý đầu tiên của thai kỳ, giúp thai phụ có biện pháp kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật cũng sẽ giảm thiểu phần nào những hệ lụy của hội chứng này gây ra cho mẹ và thai nhi.

1. Tiền sản giật là bệnh như thế nào?

Tiền sản giật còn được gọi là nhiễm độc thai nghén, thường gặp ở thai phụ sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Đặc trưng nhất của hội chứng này là cao huyết áp, tăng mức protein trong nước tiểu và phù.

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật hiện vẫn chưa xác định rõ. Có vài giả thuyết cho rằng nó có thể là do mất cân bằng prostaglandin - chất giúp duy trì hoạt động co bóp cơ trơn có vai trò quan trọng với vận động co lại của mạch máu trong thai kỳ.

Triệu chứng và biến chứng của tiền sản giật

Triệu chứng và biến chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật nếu không được kiểm soát sớm thì hậu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, trẻ chào đời thiếu cân, tính mạng của thai nhi và thai phụ bị đe dọa, tổn thương thận, bệnh thận mạn, tai biến mạch máu não, tử vong,...

2. Biện pháp phòng ngừa tiền sản giật để thai kỳ an toàn

Như đã nói ở trên, hiện chưa xác định chính xác được nguyên nhân tiền sản giật nên để hạn chế nguy cơ bị và tiến triển nguy hiểm thì nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tiền sản giật sau: 

2.1. Thể dục nhẹ nhàng đều đặn

Mẹ bầu nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, có cường độ phù hợp với thể trạng để duy trì đều đặn hàng ngày. Bằng cách này thai phụ sẽ giúp mình duy trì được cân nặng hợp lý, tăng miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh, giảm viêm, chống stress và giảm những biến chứng do tiền sản giật có thể gây ra.

2.2. Ngăn ngừa nguy cơ bị mất nước

Chuyên gia sản khoa khuyến cáo mỗi mẹ bầu nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Việc uống đủ nước giúp giảm nhiễm trùng, phòng ngừa viêm tiết niệu vì nước làm loãng nước tiểu và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 

Không những thế, uống nhiều nước còn giúp đào thải vi khuẩn qua đường tiểu. Nếu uống nước sôi để nguội chứa magie còn làm mềm chất thải và cải thiện nhu động ruột để mẹ bầu phòng ngừa táo bón và trĩ hiệu quả.

Trong quá trình bổ sung nước hàng ngày, mẹ bầu cần lưu ý tránh dùng nước chứa chất kích thích, caffeine,… vì chúng làm tăng số lần đi tiểu, rất dễ khiến mẹ bầu bị mất nước.

Tập luyện nhẹ nhàng và uống đủ nước giúp hỗ trợ phòng ngừa tiền sản giật ở mẹ bầu

Tập luyện nhẹ nhàng và uống đủ nước giúp hỗ trợ phòng ngừa tiền sản giật ở mẹ bầu

2.3. Đảm bảo giấc ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ngủ dưới 6 giờ/ngày có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ ở thai phụ lên gấp 4.5 lần và thời gian chuyển dạ cũng kéo dài hơn nhiều so với những thai phụ ngủ 8 giờ/ngày.

Vì thế, ngủ đủ giấc cũng được xem là biện pháp phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu. Ngoài ra, tranh thủ chợp mắt khoảng 45 phút - 1 giờ vào buổi trưa cũng giúp đầu óc và cơ thể của mẹ bầu được thư giãn.

2.4. Tuân thủ lịch khám thai

Bất cứ mẹ bầu nào cũng không nên bỏ qua các mốc khám thai định kỳ. Riêng với các trường hợp bị mệt mỏi kéo dài, thở nhanh, hay bị đau bụng dữ dội, mờ mắt,... thì cần thăm khám ngay dù chưa đến lịch khám thai để được đánh giá các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật. 

Quy trình khám thai thường quy sẽ giúp mẹ bầu được kiểm tra chỉ số huyết áp, làm xét nghiệm protein niệu, xét nghiệm máu,... để xác định có bị tiền sản giật hay không. 

Đặc biệt, nếu gia đình mẹ bầu có mẹ, chị, em bị hội chứng HELLP trong thai kỳ, tiền sử bị tiền sản giật hay có rối loạn tăng huyết áp thì cũng cần thông báo để bác sĩ biết và theo dõi nghiêm ngặt về huyết áp và nước tiểu trong suốt thai kỳ. Đây chính là cách tốt nhất để phòng ngừa tiền sản giật biến chứng nguy hiểm cho thai phụ.

2.5. Dinh dưỡng và vitamin khoa học

Huyết áp cao là một trong các nguyên nhân khiến thai phụ bị tiền sản giật. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cũng tác động không nhỏ đến yếu tố này. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên tăng cường thực phẩm giàu kali nhưng tránh bổ sung dạng thực phẩm chức năng; ăn nhạt và ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu và bổ sung điện giải.

Một số thực phẩm được ưu tiên trong chế độ ăn phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu là: chuối, bơ, khoai lang, dưa chuột,… 

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung một số loại vitamin để bù đắp vào dinh dưỡng thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng như: B, C, E,... cùng các khoáng chất: sắt, canxi, phốt pho, magie, i - ốt,… Việc bổ sung những chất này sẽ cải thiện ốm nghén, tăng đề kháng cho cơ thể mẹ bầu.

Khám thai đầy đủ giúp mẹ bầu phòng ngừa và phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật

Khám thai đầy đủ giúp mẹ bầu phòng ngừa và phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật

2.6. Đảm bảo cân nặng cho phép

Mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ vừa ảnh hưởng đến hormone, trao đổi chất mà còn có thể tăng nguy cơ viêm, thuyên tắc phổi cho mẹ bầu. Không những thế, tăng cân quá nhanh và nhiều còn là yếu tố cảnh báo nguy cơ tiền sản giật.

Vì thế, để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu chỉ nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Để làm được điều này, mẹ bầu nên tránh ăn đồ chiên rán, đồ ngọt và có chế độ vận động phù hợp như đã hướng dẫn ở trên.

Tuy tiền sản giật được cảnh báo là biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhưng không có nghĩa là không thể kiểm soát được hội chứng này. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật được chia sẻ và không bỏ qua bất cứ mốc khám thai nào, mẹ bầu sẽ có được những hướng dẫn chăm sóc thai kỳ tốt nhất để bảo vệ an toàn cho chính mình và con yêu.

Chuyên khoa Sản - Hệ thống Y tế MEDLATEC tự hào là điểm đến tin cậy của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình chăm sóc thai kỳ bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm theo dõi sát sao cho thai kỳ của khách hàng. Toàn bộ quy trình khám thai tại đây được diễn ra chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn để mẹ bầu yên tâm vượt cạn thành công.

Mọi thắc mắc liên quan đến tiền sản giật hay cần đặt lịch khám, quý khách hàng có thể thông qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp và chia sẻ thông tin cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.