Tin tức

Bác sĩ cảnh báo những triệu chứng suy thận cần lưu ý

Ngày 15/02/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm, bệnh có biểu hiệu không rõ ràng ở giai đoạn đầu, và khi thận bị tổn thương nghiêm trọng thì các triệu chứng suy thận mới xuất hiện. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn nhận biết những triệu chứng của suy thận, nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị bệnh.

1. Khái quát về bệnh và những nguyên nhân gây suy thận

Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể chúng ta, có chức năng lọc máu,chất thải, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu. Vậy nên khi thận xảy ra vấn đề bởi bất kì nguyên nhân nào, cũng khiến cho sức khỏe con người bị ảnh hưởng đáng kể. Một trong những bệnh lý về thận đáng lo ngại đó là suy thận.

Suy thận, một bệnh lý đáng lo ngại

Suy thận, một bệnh lý đáng lo ngại

Bệnh suy thận là tình trạng thận không thể thực hiện tốt vai trò của nó đối với cơ thể, và đặc biệt, đến giai đoạn cuối của bệnh, thận bị mất hẳn các chức năng. Nếu không áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ dẫn đến tử vong.

Vì mỗi người đều có hai quả thận giúp hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các chức năng thận. Nên khi mắc suy thận ở giai đoạn đầu, bệnh không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, vì vậy đa số các trường hợp, bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Và đến giai đoạn nặng hơn, tình trạng bệnh tiến triển gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Những nguyên nhân gây suy thận

Xác định nguyên nhân gây suy thận rất quan trọng trong việc chẩn đoán loại suy thận. Dựa trên cơ sở đó để áp dụng phương án điều trị đúng, kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh.

  • Giảm lưu lượng máu đến thận, do người bệnh mắc các bệnh như suy gan, nhiễm trùng nặng, bị bỏng nặng,… hay các bệnh về tim.

  • Một số bệnh như sỏi thận, ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt,… khiến nước tiểu không đào thải và gây tích tụ chất độc cho cơ thể.

  • Nguyên nhân khác: nhiễm trùng, viêm mạch máu, viêm cầu thận, bệnh lupus, xơ cứng bì, thận bị lão hóa (do tuổi tác gây ra), bệnh tiểu đường, xuất huyết, xuất hiện cục máu đông ở thận,… 

2. Các loại suy thận. Bệnh tiến triển qua những giai đoạn nào?

Có 2 loại suy thận, bao gồm suy thận mạn tính và suy thận cấp tính. Các loại suy thận được phân biệt dựa trên những đặc điểm sau:

  • Suy thận mạn tính là sự suy giảm chức năng thận khiến các hoạt động đào thải không thể thực hiện được trong thời gian dài. Đặc biệt, bệnh thường không có dấu hiệu cụ thể ở giai đoạn đầu, cho đến khi thận bị tổn thương thì các triệu chứng mới xuất hiện, nên rất khó để điều trị dứt điểm.

  • Suy thận cấp tính là sự suy giảm chức năng thận một cách nhanh chóng và nghiêm trọng, vì vậy, ở loại suy thận này, cần được điều trị gấp.

Suy thận tiến triển qua những giai đoạn nào?

Suy thận phát triển qua 5 giai đoạn, từ mức độ nhẹ đến nặng, và triệu chứng của mỗi giai đoạn cũng tăng dần, các chức năng thận cũng theo đó mà giảm dần.

Suy thận tiến triển qua 5 giai đoạn

Suy thận tiến triển qua 5 giai đoạn

Đối với giai đoạn 1, bệnh rất nhẹ, thường không xuất hiện triệu chứng nên người bệnh khó có thể nhận biết bệnh. Để kiểm soát bệnh ở giai đoạn này, người bệnh cần có lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất có hại cho sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Ở giai đoạn 2, bệnh vẫn nằm ở mức độ nhẹ, tuy nhiên, mức lọc cầu thận có dấu hiệu giảm nhẹ, protein xuất hiện trong nước tiểu. 

Suy thận giai đoạn 3, bệnh ở mức trung bình, chức năng thận bị suy giảm nhẹ và gây ra các triệu chứng.

Đối với giai đoạn 4, bệnh đang ở mức trung bình - nặng, chức năng thận bị suy giảm gây các biến chứng thiếu máu, bệnh xương khớp,… Bên cạnh việc đảm bảo lối sống và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị.

Ở giai đoạn 5, thận hoàn toàn mất chức năng, các triệu chứng suy thận biểu hiện rõ rệt.

3. Triệu chứng suy thận mà người bệnh nên lưu ý để nhận biết bệnh

Đa số suy thận không có triệu chứng rõ rệt ngay từ ban đầu nên người bệnh khó nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng suy thận ở giai đoạn đầu, mọi người nên lưu ý để nhận biết.

  • Ngáy to và kéo dài, đây là dấu hiệu của suy thận mạn tính, là tình trạng tạm ngưng thở trong thời gian dưới 1 phút và sau đó là ngáy to, kéo dài.

  • Người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể dù đã có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tình trạng này xuất hiện do nguyên nhân thiếu máu gây ra.

Người bệnh suy thận bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Người bệnh suy thận bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể

  • Bị phát ban và ngứa, đây là hậu quả của việc thận không thể thực hiện chức năng lọc chất thải trong máu.

  • Suy thận ở mức độ nhẹ, người bệnh bị đau lưng, đau từ lưng đến hông và chậu.

  • Thận không thể thực hiện tốt chức năng lọc máu, thải chất thải, gây ảnh hưởng lớn đến phổi dẫn đến khó thở. 

  • Ngoài ra bệnh nhân suy thận còn bị hôi miệng, cơ thể phù nề và tiểu tiện bất thường.

Và khi bệnh tiến triển nặng, triệu chứng suy thận trở nên rõ ràng hơn. Người  bệnh xuất hiện các triệu chứng sau: giảm lượng nước tiểu, phù mắt cá chân và bàn chân, đau ngực, buồn nôn, co rút cơ chân, hôn mê, co giật.

4. Chẩn đoán và phương pháp điều trị suy thận

Khi có những triệu chứng suy thận nêu trên, người bệnh cần đến ngay các Trung tâm y tế, bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Để xác định đúng bệnh, người bệnh cần cung cấp các thông tin chính xác, cụ thể về tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ phụ trách. Ngoài ra, việc thực hiện các xét nghiệm liên quan là không thể thiếu như siêu âm thận, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng (MRI), xạ hình thận, sinh thiết,…

Các phương pháp điều trị ngày nay

  • Điều trị nội khoa, ở phương pháp này, bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ và điều trị bằng thuốc, với mục đích làm thuyên giảm các triệu chứng suy thận, nhược điểm là không thể kéo dài tuổi thọ.

  • Lọc máu nhân tạo hay còn gọi là chạy thận nhân tạo, giúp lọc máu, thải chất trong máu thay cho thận và trả về cơ thể máu sạch, phương pháp này chỉ được thực hiện ở một nhóm bệnh nhân không thể chữa trị nội khoa.

Chạy thận nhân tạo, một trong những phương pháp điều trị suy thận

Chạy thận nhân tạo, một trong những phương pháp điều trị suy thận

  • Cấy ghép thận, đây là phương pháp tối ưu cho bệnh nhân suy thận, nhưng không phải trường hợp suy thận nào cũng phải thực hiện phẫu thuật ghép thận, vì vậy, cần có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị.

Vậy nên, khi có các triệu chứng suy thận hay nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xấu. Nếu bạn đang băn khoăn về địa chỉ uy tín thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý về gan, thận thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là sự lựa chọn đáng cân nhắc. 

Bệnh viện hội tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, cùng các máy móc, thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, tân tiến, sẵn sàng đưa ra các kết luận chính xác. Bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện hoặc liên hệ qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.