Tin tức

Bác sĩ chỉ ra 6 dấu hiệu thiếu vitamin B9 trầm trọng

Ngày 03/12/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Vitamin B9 (folic acid) là loại vitamin thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt quan trọng với  phụ nữ đang mang bầu và trẻ sơ sinh. Loại vitamin này có nhiều tác dụng hữu ích đối với cơ thể, từ lúc còn là bào thai đến khi về già. Thiếu vitamin B9 có thể gây nhiều hệ lụy như đau nhức cơ thể, gặp vấn đề về tiêu hóa,...

1. Vai trò của vitamin B9 với cơ thể

Đây là một loại vitamin thuộc nhóm B, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Loại vitamin này vô cùng quan trọng để cơ thể sản xuất các thế bào mới như hồng cầu, bạch cầu. Đặc biệt, hai đối tượng cần bổ sung vitamin B9 đầy đủ là trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai bởi loại vitamin này giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, tổng hợp, nhân đôi và tránh đột biến ADN.

Vitamin B9 có vai trò quan trọng với sức khỏe

Vitamin B9 có vai trò quan trọng với sức khỏe

Với nam, acid folic tham gia vào quá trình tạo tinh trùng, giúp tăng số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Với những người bị bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, acid folic giúp hạn chế xơ vữa mạch vành phát triển bởi nó làm giảm lượng homocystein (chất giúp xơ vữa mạch vành hình thành và phát triển).

Quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh cũng không thể thiếu được loại vitamin này. Vì thế, bổ sung đầy đủ vitamin B9 sẽ giúp thần kinh hoạt động tốt hơn, tránh mắc các bệnh như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn thái độ.

Cùng với vitamin B12, folic acid giúp sản sinh tế bào máu, từ đó hạn chế bệnh thiếu máu ở cơ thể. 

Ngoài ra, vitamin B9 cũng rất cần thiết cho những người thường xuyên phải dùng thuốc như thuốc giảm đau, hạ đường huyết, khánh sinh, chống sốt rét,... Bởi đây là chất xúc tác của nhiều loại dược phẩm khác, từ đó giảm tối đa các tác dụng phụ có hại của thuốc với cơ thể.

2. Nhu cầu vitamin B9 hàng ngày của cơ thể

Nhu cầu acid folic khác nhau với từng đối tượng, cụ thể: 

  • Trẻ còn bú, phụ nữ có thai, cho con bú: 500mcg.

  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 100mcg.

  • Trẻ từ 4 - 12 tuổi: 200mcg.

  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên: 300mcg.

Ngưỡng giới hạn an toàn của cơ thể với loại vitamin này là 800mcg.

Nhu cầu vitamin B9 theo độ tuổi khác nhau

Nhu cầu vitamin B9 theo độ tuổi khác nhau

Một nghiên cứu từ các nhà khoa học của Hà Lan và Thụy Sỹ đã chứng minh, nếu người già bổ sung 800mcg vitamin B9 hàng ngày sẽ giúp duy trì thính lực, trí nhớ cải thiện và tăng khả năng nhận thức.

Theo CLF (quỹ Chăm sóc người cao tuổi Mỹ), người già nên bổ sung 400mcg vitamin B9 hàng ngày để cải thiện sức khỏe.

3. Điểm danh ngay 7 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn thiếu vitamin B9

Nếu cơ thể của bạn có những dấu hiệu dưới đây, hãy chú ý nạp gấp vitamin B9 để duy trì sức khỏe.

3.1. Lưỡi bị sưng và loét ở miệng

Khi bạn bị thiếu vitamin B9 trầm trọng thì sẽ xảy ra những hiện tượng này. Đầu lưỡi, quanh lưỡi của bạn sẽ bị sưng đỏ. Thiếu vitamin B9 cũng gây ra hiện tượng nhiệt miệng khó chịu.

 Bạn có thể bị nhiệt miệng nếu thiếu vitamin B9

 Bạn có thể bị nhiệt miệng nếu thiếu vitamin B9

3.2. Cảm thấy khó thở

Thiếu acid folic sẽ gây ra nguy có thiếu máu hồng cầu to dẫn tới những hệ lụy của bệnh thiếu máu. Có thể có nặng thở khi thiếu máu nặng.

3.3. Mất vị giác

Việc thiếu vitamin B9 có thể khiến bạn mất vị giác khi ăn bởi lưỡi bạn đang có vấn đề nên không thể gửi thông tin đến não bộ thông qua hệ thần kinh. 

3.4. Da tái nhợt

Trong hồng cầu, có một loại protein là hemoglobin, đóng vai trò vận chuyển oxy. Với trường hợp thiếu acid folic nặng, bạn sẽ không có đủ hồng cầu (và cả hemoglobin) để cung cấp lượng oxy đầy đủ cho tất cả các bộ phận nếu thiếu vitamin B9. Điều này sẽ khiến bạn bị tê bàn chân bàn tay, mệt mỏi, da nhợt nhạt và cơ thể yếu ớt.

3.5. Các vấn đề về nhận thức

Đối với hệ thần kinh trung ương, vitamin B9 đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn sẽ bị khó tập trung, dễ cáu kỉnh, hay quên và nặng nề nhất là trầm cảm khi bị thiếu loại vitamin này. Thiếu vitamin B9 có thể làm tăng nguy cơ phát triển của các bệnh như chứng mất trí, bệnh Alzheimer nếu không được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, thiếu vitamin B9 còn gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như:

- Gây thiếu máu hồng cầu to.

- Gây suy giảm chức năng cơ học của ống tiêu hóa.

- Ở phụ nữ mang thai: thiếu vitamin B9 đã được xác định là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh về thần kinh như dị tật chẻ đôi đốt sống cho thai nhi.

- Ở phụ nữ mang thai có nồng độ acid folic thấp và lượng amino acid homocysteine cao làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch của bào thai.

- Thiếu folic, hymocystein tồn tại với nồng độ cao làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông và tổn thương thành mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ.

4. Nguồn cung cấp vitamin B9 an toàn và hiệu quả nhất

Tại sao thiếu vitamin B9 bạn đã biết chưa? Nguyên nhân chủ yếu là chế độ dinh dưỡng chưa khoa học. Cách đơn giản nhất là cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết bằng cách lên thực đơn hàng ngày đa dạng theo tháp dinh dưỡng.

Vitamin B9 rất giàu trong các loại hạt họ đậu

Vitamin B9 rất giàu trong các loại hạt họ đậu

Những thực phẩm giàu vitamin B9 nhất là rau xanh tươi sống, củ, quả, ngũ cốc, nội tạng động vật,... Trong đó, vitamin B9 có hàm lượng cao nhất trong các thực phẩm sau:

  • Gan bò, gan gà: 590mcg.

  • Rau muống 122mcg.

  • Ổi chín 170mcg.

  • Hạt đậu đũa 430mcg.

  • Hạt đậu tương 210mcg

  • Hạt lạc 124mcg

  • Rau mồng tơi 134mcg.

  • Rau đay 123mcg.

Chú ý: vitamin B9 sẽ bị mất đi khi rau ngâm quá lâu dưới nước, nấu quá chín. Tiêu biểu nhất là thực phẩm đóng hộp thường sẽ mất đi 50 - 90% acid folic.

Các bà nội trợ hãy chú ý điểm này để tận dụng tối đa nguồn vitamin quý giá từ thực phẩm.

5. Bổ sung acid folic ngoài thực phẩm

Khi dùng acid folic ở dạng thực phẩm bổ sung thì chất này sẽ giải phóng ở dạ dày và tích trữ chủ yếu trong dịch não tủy và gan.

Khi bổ sung acid folic, cần đặc biệt chú ý đến tương tác của thuốc. Tiêu biểu là:

  • Thuốc tránh thai làm giảm hấp thụ acid folic.

  • Acid folic làm giảm nồng độ thuốc chống co giật,...

Ngoài ra, khi bổ sung acid folic, nên tránh sử dụng rượu, cà phê, trà bởi đây là những thực phẩm làm giảm hấp thụ loại vitamin này.

Các bệnh nhân ung thư máu, đa hồng cầu,... sẽ không được dùng acid folic.

Nếu cơ thể có triệu chứng bất thường, hãy tới gặp bác sĩ để có chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả chứ không tự ý bổ sung bất kỳ loại thuốc nào.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.