Tin tức

Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Nướu sừng hóa là gì?

Ngày 20/08/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nhiệm vụ của nướu là nâng đỡ răng và nướu có khỏe mạnh thì răng mới có thể đứng chắc trên cung hàm. Ngoài những vấn đề về viêm nướu, sâu răng,… rất nhiều người cũng thắc mắc về tình trạng nướu sừng hóa. Vậy nướu sừng hóa là gì? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Nướu sừng hóa là gì?

1.1. Cấu tạo của nướu răng

Nướu răng bao bọc xung quanh xương ổ răng và răng. Nướu ôm sát cổ răng và trải dài từ cổ răng cho tới lằn tiếp hợp niêm mạc di động. Vai trò của nướu răng là nâng đỡ răng, giúp cho răng của chúng ta trở nên vững chắc trên cung hàm. Trong trường hợp nướu bị tổn thương, viêm nướu,… thì răng cũng sẽ không thể chắc khỏe. 

Nướu sừng hóa là gì

Nướu răng bao bọc xung quanh xương ổ răng

Nướu thường có màu hồng nhạt và rắn chắc, được chia làm 2 phần là nướu rời và nướu dính. Trong đó: 

Nướu rời: 

Phần này còn được gọi là nướu tự do. Phần nướu này là phần bao quanh cổ răng, rộng khoảng 1mm và làm thành vách mềm của khe nướu, bác sĩ có thể sử dụng cây thăm dò để tách nướu ra khỏi mặt răng. 

Khe nướu có nhiệm vụ tiết ra chất dịch để làm sạch, sát trùng khe nướu. Tuy nhiên, do khe nướu mỏng và không có hiện tượng sừng hóa nên vi khuẩn và độc tố rất dễ xâm nhập, gây viêm nhiễm. 

Phần nướu giữa 2 kẽ răng được gọi là gai nướu. Gai nướu quá to hoặc không có gai nướu sẽ có nguy cơ tạo ra những lỗ hổng trong kẽ răng khiến thức ăn bị bám dính và gây viêm nhiễm. 

Nướu dính:

Nướu dính không di động và bám chặt vào xương ổ răng và nó sẽ không thay đổi khi chịu áp lực của sức nhai. Phần nướu này có bề rộng khoảng 0,5 - 6mm. 

1.2. Nướu sừng hóa là gì?

Rất nhiều người thắc mắc: “Nướu sừng hóa là gì”. Các bác sĩ chuyên khoa giải đáp như sau: 

Tình trạng nướu sừng hóa thường gặp ở lớp nướu bám gần răng nhất. Nướu sừng hóa chính là lớp biểu mô sừng phủ bên trên. Lớp nướu này khác với những phần niêm mạc khác trong khoang miệng như môi, lưỡi, má - những phần niêm mạc này thường có kết cấu lỏng lẻo và không có lớp sừng bên trong. 

Nướu sừng hóa thường gặp ở lớp nướu bám gần răng nhất

Nướu sừng hóa thường gặp ở lớp nướu bám gần răng nhất

Tình trạng nướu sừng hóa ở mỗi người sẽ không giống nhau vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như cơ địa răng miệng của mỗi cá nhân, tình trạng bệnh lý răng miệng của họ. 

Thông qua, đặc điểm của nướu sừng hóa (chiều cao và chiều rộng phần nướu sừng hóa), các bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguy cơ mắc bệnh răng miệng của bạn. Trong trường hợp phần mô nướu quá ngắn thì mảng bám, thức ăn sẽ dễ dính vào và tăng nguy cơ bị viêm nướu. Hơn nữa, niêm mạc cũng chịu co kéo nhiều nên dễ dẫn đến tình trạng răng bị tụt lợi, nghiêm trọng hơn là tình trạng tiêu mào xương ổ. 

2. Hướng dẫn bạn cách chăm sóc nướu luôn khỏe, đẹp

Dưới đây là những lưu ý của các bác sĩ nha khoa về cách chăm sóc nướu để nướu luôn khỏe đẹp và phòng tránh được nhiều loại bệnh răng miệng: 

Đừng quên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: 

Đánh răng là một hành động vệ sinh răng miệng rất đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ răng, nướu và hạn chế những bệnh về răng miệng. Theo các chuyên gia, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong một ngày. Nên đánh sau mỗi bữa ăn, để thức ăn và những mảng bám được loại bỏ, tránh nguy cơ để chúng có cơ hội bám dính giữa răng và nướu. 

Đánh răng để vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Đánh răng để vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên vệ sinh lưới và má trong quá trình đánh răng để hạn chế tối đa nguy cơ khuẩn bệnh tích tụ trong khoang miệng và gây ra tình trạng sâu răng

Lưu ý nên chọn loại bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương nướu. Thay bàn chải khoảng 3 đến 4 tháng một lần, hoặc bạn có thể thay sớm hơn nếu bàn chải có xu hướng bị tù. Bạn có thể cân nhắc tới việc sử dụng bàn chải điện, đây là loại bàn chải có thể chăm sóc nướu và răng của bạn tốt hơn, giảm tình trạng mảng bám và viêm nướu tốt hơn rất nhiều so với loại bàn chải thông thường. 

Sử dụng kem đánh răng chứa fluor 

Đây là cách bảo vệ nướu, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Chọn loại kem đánh răng cũng rất quan trọng. Hãy lưu ý chọn loại kem đánh răng có chứa Flour để giúp nướu luôn chắc khỏe và hạn chế những vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, hàm lượng flour cần thiết đối với trẻ em và người lớn sẽ khác nhau vì thế bạn nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với những thành viên trong gia đình. Đối với người lớn, hàm lượng Fluoride cần từ 1.000 - 1.500 ppm, nhưng với trẻ em, lượng Fluoride cần dùng chỉ từ 200 ppm. 

Nên có thói quen sử dụng chỉ nha khoa

Người Việt Nam thường có thói quen sử dụng tăm sau mỗi bữa ăn, nhưng đây là thói quen xấu và có thể gây ra rất nhiều những vấn đề về răng miệng. Thay vì dùng tăm, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và những sợi thức ăn dính vào kẽ răng - nơi mà bàn chải không thể loại bỏ được. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa trước hoặc sau khi đánh răng đều được. 

Nên khám răng định kỳ để phát hiện sớm những bệnh về nướu, răng miệng

Nên khám răng định kỳ để phát hiện sớm những bệnh về nướu, răng miệng

Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch nướu hiệu quả

Rất nhiều người chỉ chú trọng đến bước đánh răng mà không quan tâm đến bước súc miệng vì họ cho rằng, bước này không cần thiết. Tuy nhiên, nước súc miệng rất hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng. Nó có khả năng sát khuẩn rất tốt, loại bỏ được những vi khuẩn mà bàn chải đánh răng hay chỉ nha khoa chưa thể làm được. Từ đó, làm sạch nướu và ngăn ngừa hiệu quả những vấn đề về răng, đặc biệt là tình trạng sâu răng. Bên cạnh đó, khi sử dụng nước súc miệng, bạn sẽ có một hơi thở thơm mát, nướu hồng tươi và hàm răng sạch khỏe. 

Không nên hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá thường xuyên không chỉ gây ra rất nhiều loại bệnh tật mà còn khiến nướu của bạn thâm đen và gặp phải rất nhiều vấn đề khác. Vì thế hãy loại bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. 

Kiểm tra răng định kỳ

Bên cạnh những phương pháp chăm sóc kể trên, bạn cũng đừng quen kiểm tra sức khỏe răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ để giúp răng nướu luôn chắc khỏe và phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng. 

Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chuyên về điều trị những bệnh lý về răng miệng, những vấn đề về cơ hàm và mặt chẳng hạn như vòm miệng, khớp hàm, xương gò má, xương trán,…

Hệ thống máy móc của MEDLATEC hiện đại, đảm bảo kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chính xác chỉ trong một thời gian ngắn. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và luôn tận tình, chu đáo với người bệnh.

Để đặt lịch khám sớm, bạn hãy gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.