Tin tức

Bác sĩ hướng dẫn nhận biết dấu hiệu của bệnh lậu ở cả nam và nữ

Ngày 17/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Lậu là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng cũng như khiến người bệnh tự ti, mặc cảm. Dấu hiệu của bệnh lậu khá điển hình, thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ.

1. Dấu hiệu của bệnh lậu điển hình nhất

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục do loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh lậu, kể cả nam giới, nữ giới ở bất cứ độ tuổi nào khi nhiễm vi khuẩn từ người bệnh. 

Khi nhiễm bệnh, vi khuẩn lậu thường cư trú và phát triển ở các cơ quan sinh sản và liên quan như cổ tử cung, âm đạo, hậu môn của nữ giới, dương vật, niệu đạo,... của nam giới. 

Triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện sau 2 ngày kể từ khi nhiễm khuẩn, một số ít trường hợp thời gian ủ bệnh có thể lâu hơn. Dấu hiệu sớm của bệnh lậu thường không rõ ràng, nhiều trường hợp không có dấu hiệu nhưng vẫn có thể gây lây nhiễm cho người khác.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ và nam giới là khác nhau

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ và nam giới là khác nhau

Ở nam giới và nữ giới, triệu chứng của bệnh lậu là khác nhau, cụ thể như sau:

1.1. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Với trường hợp mắc bệnh nhẹ, nam giới có các biểu hiện như: 

Chảy mủ dương vật: Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi vi khuẩn lậu tấn công, mức độ mủ nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng. Theo kết quả nghiên cứu, tình trạng chảy mủ dương vật thường xảy ra sau 2 tuần kể từ khi nhiễm khuẩn lậu, mủ chảy ra từ niệu đạo có thể có màu vàng hoặc vàng xanh dễ nhận biết.

Viêm niệu đạo: bao gồm nhiều triệu chứng như sốt, tiểu khó, tiểu rắt, nước tiểu có chứa mủ, cơ thể mệt mỏi,... Viêm niệu đạo do lậu càng nặng thì cảm giác nóng buốt càng tăng, thậm chí khiến cho bệnh nhân nhịn tiểu hoặc chỉ dám tiểu từng giọt. Nặng hơn thì cuối bãi tiểu nước tiểu có chứa cả máu.

Khuẩn lậu có thể gây đau họng, nhiễm trùng niêm mạc miệng

Khuẩn lậu có thể gây đau họng, nhiễm trùng niêm mạc miệng

Đau họng: Vi khuẩn lậu không chỉ gây nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nam mà còn xuất hiện ở miệng nếu quan hệ tình dục bằng miệng. Người bệnh bị đau cổ họng giống như cảm ốm bình thường nhưng thường nặng hơn và có thể kéo dài dai dẳng.

Đau và sưng các vùng xung quanh cơ quan sinh dục: Một số nam giới mắc bệnh lậu có triệu chứng tương đối kín, chỉ khi nhiễm trùng lan sang các khu vực như bìu, tinh hoàn,... mới xuất hiện triệu chứng viêm mào tinh hoàn như đau háng. Đây là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, nếu không can thiệp sớm có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới sau này.

Mông bị ngứa: trong 1 số trường hợp, vi khuẩn lậu tấn công vào trực tràng gây ra triệu chứng ngứa, chảy máu hậu môn, thấy rõ nhất khi bị tiêu chảy.

1.2. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

So với nam giới, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới rất khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng và cụ thể, hầu hết người bệnh nhầm lẫn với bệnh phụ khoa thông thường. Đến khi bệnh lậu chuyển sang giai đoạn nặng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan thì có thể triệu chứng xuất hiện bao gồm: tiểu đau buốt, đi tiểu ra mủ màu xanh hoặc vàng, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường do dịch mủ,...

Bệnh lậu ở nữ giới không được điều trị tốt cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản như: chửa ngoài dạ con, viêm ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung,... Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh lậu có thể có nguy cơ sảy thai hoặc truyền bệnh sang con sớm.

2. Con đường lây nhiễm của vi khuẩn lậu

Chủ động phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn lậu là kiến thức cần thiết với mỗi chúng ta, muốn vậy cần nắm rõ các con đường lây nhiễm.

2.1. Lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục

Bất cứ hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào cũng có thể gây lây nhiễm lậu từ người bệnh sang người lành, kể cả khi người bệnh chưa có biểu hiện. Mỗi hình thức quan hệ tình dục thì vi khuẩn lậu lây lan và gây bệnh khác nhau như ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc miệng.

2.2. Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp

Dù không quan hệ tình dục với người bệnh lậu nhưng người lành vẫn có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với vi khuẩn lậu thông qua vật dụng cá nhân của người bệnh như: nhà vệ sinh, bàn chải đánh răng, bồn tắm,... Đặc biệt là những người bệnh đang trong giai đoạn tiết dịch mủ, nguy cơ lây nhiễm khuẩn lậu là rất cao.

2.3. Lây nhiễm từ mẹ sang con

Nếu mẹ nhiễm bệnh lậu trong thai kỳ không được điều trị và có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn có thể lây qua trẻ sơ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe và trí tuệ của trẻ.

 Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn

 Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn

2.4. Lây nhiễm qua đường truyền máu

Đây cũng là con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh lậu, tuy nhiên hiện nay đã được cải thiện phòng ngừa tốt qua các biện pháp truyền máu an toàn. Ngoài ra, sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh vẫn dễ khiến bạn nhiễm khuẩn lậu.

3. Phòng ngừa bệnh lậu thế nào?

Hiểu được những con đường lây nhiễm vi khuẩn lậu ở trên, hãy thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng tránh bệnh:

  • Chung thủy, quan hệ 1 vợ 1 chồng.

  • Quan hệ tình dục an toàn, nhất là với bạn tình mới cần sử dụng bao cao su đúng cách.

  • Vệ sinh thân thể và cơ quan sinh dục hàng ngày, sạch sẽ, cả trước khi quan hệ và sau khi quan hệ.

  • Không sử dụng chung khăn tắm, đồ lót với người khác.

  • Khi có dấu hiệu bệnh cần sớm đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, thực hiện tốt các biện pháp tự cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Với tâm lý là bệnh xã hội, không ít người có dấu hiệu của bệnh lậu nhưng ngại không đi khám, cố tình che giấu khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn. Khi có biểu hiện nghi ngờ, đừng ngần ngại đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám cụ thể. 

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tình với bệnh nhân; cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cũng như quy trình thăm khám nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân có tâm lý e ngại khi đến bệnh viện thì có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC. Kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà lấy mẫu theo lịch hẹn và kết quả xét nghiệm sẽ được trả tận nơi, qua tin nhắn hoặc email tùy khách hàng lựa chọn. Chi phí xét nghiệm tại nhà bằng với chi phí xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại và trả kết quả.

Liên hệ ngay qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn từ chuyên gia của MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.