Tin tức

Bác sĩ trả lời: đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

Ngày 01/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Một trong những tình trạng mà mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải, đó chính là đái tháo đường thai kỳ. Vậy để biết đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Những điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, khi lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng quá cao sẽ gây đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn dễ mắc phải nhất. Ngoài sức khỏe của mẹ ra thì đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều.

Dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ

So với đái tháo đường ở người bình thường, mẹ bầu khi mắc phải tình trạng này thường không xuất hiện các triệu chứng điển hình nào cả. Đa phần, việc phát hiện ra tình trạng này chỉ thông qua việc xét nghiệm trong những lần khám thai định kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể lưu ý những dấu hiệu sau:

  • Hay khát nước vào ban đêm.

  • Sụt cân và cơ thể bị mệt mỏi.

  • Đi tiểu nhiều và liên tục hơn so với bình thường.

  • Khi bị thương, các vết thương rất khó lành.

  • Vùng kín bị viêm nhiễm và rất khó chữa, thường gặp nhất là nấm. 

Mẹ bầu có thể mắc phải đái tháo đường ở bất kỳ giai đoạn mang thai nào

Mẹ bầu có thể mắc phải đái tháo đường ở bất kỳ giai đoạn mang thai nào

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ

Insulin là một chất có vai trò trong việc chuyển hóa đường thành năng lượng và đặc biệt là kiểm soát lượng đường trong máu. Thế nhưng, trong quá trình mang thai, việc nhau thai tạo ra những loại hormone nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của em bé sẽ vô tình gây ra nhiều tác động xấu đến insulin. Điều này sẽ làm rối loạn nội tiết tố cũng như rối loạn chuyển hoá glucose. Đây là nguyên nhân khiến thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình mang thai của nhiều mẹ bầu khá cao. Cho nên, việc cung cấp quá nhiều dưỡng chất, trong đó có đường, sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải đái tháo đường thai kỳ.

Ăn quá nhiều tinh bột và đường làm tăng nguy cơ mắc phải đái tháo đường thai kỳ

Ăn quá nhiều tinh bột và đường làm tăng nguy cơ mắc phải đái tháo đường thai kỳ

Ngoài ra, một số trường hợp dễ mắc phải đái tháo đường thai kỳ, đó là:

  • Mẹ bầu bị thừa cân hoặc béo phì.

  • Những người đã có tiền sử sinh con từ 4kg trở lên hoặc từng bị sảy thai liên tục hay bị thai lưu vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ,…

  • Đã từng mắc phải bệnh lý này ở những lần mang thai trước.

  • Trong gia đình có người mắc đái tháo đường.

2. Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Mẹ bầu khi mắc phải đái tháo đường thai kỳ thường rất dễ bị cao huyết áp và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, tình trạng này sẽ khiến nhiều người phải đối mặt với biến chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. Chưa kể, đối với những thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ phải sinh mổ.

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều

“Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?” là vấn đề mà nhiều mẹ bầu lo lắng. Những ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi mà bệnh có thể gây ra, như sau:

  • Sau sinh, bé rất dễ bị suy hô hấp và hạ đường huyết.

  • Tăng nguy cơ bị tử vong chu sinh.

  • Làm tăng nguy cơ bị sinh non.

  • Bị vàng da sơ sinh.

  • Thai nhi phát triển chậm.

  • Phát triển cân nặng quá mức gây ra những chấn thương trong quá trình sinh như bị kẹt vai hoặc gãy xương đòn.

  • Bé có thể mắc phải đái tháo đường sau sinh.

3. Phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường không có dấu hiệu điển hình nào nên rất khó để phát hiện được. Chính vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ là phương pháp vô cùng cần thiết và cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất. 

Phương pháp xét nghiệm này sẽ được thực hiện ở 2 thời điểm sau:

Giai đoạn thai kỳ trước 24 tuần (khuyến cáo thực hiện sàng lọc càng sớm càng tốt)

Ở giai đoạn thai kỳ này, mẹ bầu sẽ thực hiện xét nghiệm HbA1C và Glucose vào lúc đói. Bên cạnh đó, trong trường hợp thai phụ có nguy cơ cao mắc phải đái tháo đường thai kỳ, hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ trước đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm dung nạp Glucose. 

Phương pháp xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ sẽ cho kết quả chính xác nhất

Phương pháp xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ sẽ cho kết quả chính xác nhất

Giai đoạn thai kỳ từ tuần 24 đến 28

Đối với việc thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ ở giai đoạn này, mẹ bầu phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng. Các bước lấy máu xét nghiệm, như sau:

  • Đầu tiên, cần phải lấy máu lần 1 khi đói.

  • Sau đó, mẹ bầu sẽ được chỉ định uống một ly nước đường có liều lượng theo đúng quy định.

  • Sau 1 giờ đồng hồ, tiếp tục thực hiện lấy máu lần 2.

  • Sau 2 tiếng uống nước đường, bác sĩ tiếp tục lấy máu lại lần 3 để xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ dựa vào những chỉ số đường huyết để đưa ra chẩn đoán chính xác liệu mẹ bầu có bị đái tháo đường thai kỳ hay là không. Nếu có, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, vận động cũng như phương pháp điều trị thích hợp.

4. Những điều cần lưu ý khi bị đái tháo đường thai kỳ

Khi mắc phải đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Cần phải kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp thông qua việc hạn chế những thức ăn có chứa nhiều tinh bột và đường.

Mẹ bầu cần kiểm soát lượng đường huyết bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt

Mẹ bầu cần kiểm soát lượng đường huyết bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt

  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tiêu hao bớt năng lượng cũng như giúp máu lưu thông tốt hơn.

  • Khám thai định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe thai sản nói chung và chỉ số đường huyết nói riêng.

  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.

Qua những thông tin ở bài viết trên, chúng ta cũng có thể thấy được đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe thai sản thường xuyên bằng cách thăm khám định kỳ. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Hotline của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp một cách chính xác và tận tâm nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.