Tin tức
Bạch cầu đa nhân trung tính tăng khi nào, dấu hiệu nhận diện và chẩn đoán?
- 08/09/2022 | Những điều bạn cần biết liên quan đến bạch cầu đa nhân trung tính
- 25/06/2023 | Bạch cầu cao có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- 28/06/2023 | Tế bào bạch cầu lympho B: những vấn đề nên biết
1. Như thế nào là bạch cầu đa nhân trung tính tăng?
Tuy chỉ chiếm khoảng 1% tổng tế bào máu nhưng bạch cầu trung tính lại là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch. Bạch cầu đa nhân trung tính chính là tế bào phản ứng đầu tiên khi cơ thể có vết thương hay xuất hiện nhiễm trùng. Tế bào này do tủy xương sản xuất, chiếm khoảng 50 - 75% tế bào bạch cầu.
Bạch cầu đa nhân trung tính tăng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng
Khi các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đa nhân trung tính sẽ tấn công lại và phá hủy chúng. Do đó, nếu có nhiễm trùng cấp thì thường gặp tình trạng bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Trong thực hành lâm sàng, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính được dùng để ước tính khả năng chống lại nhiễm trùng, nhất là tình trạng nhiễm khuẩn của cơ thể. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính sẽ có sự khác nhau ở mỗi cơ thể người vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trung bình, lượng tế bào này ở khoảng 1500 - 8000 bạch cầu trung tính/μl. Nếu vượt 8000 bạch cầu trung tính/μl tức là bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
2. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng khi nào, dấu hiệu ra sao?
2.1. Khi nào bạch cầu đa nhân trung tính tăng?
Sự gia tăng lượng bạch cầu đa nhân trung tính thường xảy ra trong các trường hợp:
- Bị nhiễm trùng
Hầu hết trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn đều bị tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Tuy nhiễm virus thường không làm tăng tế bào này nhưng một số ít trường hợp mắc bệnh giai đoạn đầu cũng có nguy cơ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng, nấm cũng có thể làm tăng tế bào bạch cầu trung tính.
- Bị viêm
Khi cơ thể bị viêm thì số lượng bạch cầu đa nhân trung tính cũng có thể tăng lên, điển hình nhất là khi bị:
+ Bệnh gout, viêm khớp dạng thấp.
+ Đại tràng bị viêm loét.
+ Chấn thương, phẫu thuật, bị bỏng gây tổn thương mô.
+ Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
+ Mất máu.
+ Bệnh suy thận cấp.
+ Hội chứng Cushing.
+ Bị tiểu đường nhiễm toan ceton.
+ Tiền sản giật, sản giật.
+ Thiếu oxy cấp.
+ Đau tim.
- Dùng thuốc
Sử dụng một số loại thuốc như: Heparin, Lithium, Minocycline, chống co giật, Corticosteroids, Clozapine,... có thể bị tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
- Mắc bệnh ung thư
Có một số bệnh ung thư khiến cho lượng bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên như: ung thư lympho hodgkin, bạch cầu myelocytic mạn tính, khối u phổi,...
Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể là nguyên nhân làm tăng bạch cầu đa nhân trung tính
2.2. Dấu hiệu tăng bạch cầu đa nhân trung tính
Tùy vào nguyên nhân khiến bạch cầu đa nhân trung tính tăng mà triệu chứng bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh gây ra các tình trạng:
- Mệt mỏi, đau nhức, sốt.
- Bầm tím da, dễ chảy máu.
- Ra mồ hôi nhiều về đêm.
- Da bị ngứa, dị ứng, nổi mề đay.
- Khó thở.
Có một số người bị tăng bạch cầu trung tính quá cao khiến máu trở nên đặc hơn và khả năng lưu thông máu bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này xảy ra tức là nguy cơ gặp phải biến chứng đột quỵ, hô hấp cũng tăng lên. Khi gặp phải các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và điều trị tối ưu.
3. Phương pháp chẩn đoán tăng bạch cầu đa nhân trung tính là gì?
Đại đa số trường hợp bị bạch cầu đa nhân trung tính tăng không vô hại và sẽ sớm trở lại mức bình thường mà không cần can thiệp trị liệu. Tuy nhiên, bác sĩ cũng sẽ khuyên người bệnh làm xét nghiệm máu để theo dõi, đảm bảo nồng độ tế bào bạch cầu đa nhân trung tính đã về mức bình thường.
Các xét nghiệm được dùng để chẩn đoán tăng bạch cầu đa nhân trung tính gồm:
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần
Xét nghiệm này có mặt trong hầu hết các quy trình thăm khám sức khỏe, bệnh lý,... Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch của người bệnh để mang đến phòng xét nghiệm phân tích nhằm xác định số lượng và tỷ lệ mỗi tế bào máu bao gồm cả bạch cầu đa nhân trung tính. Nhờ đó mà bác sĩ sẽ biết được một phần nguyên nhân gây nên bệnh.
- Xét nghiệm phết máu ngoại vi
Mẫu máu của người bệnh được phết dưới kính hiển vi để xác định màu sắc, hình dạng và kích thước của các tế bào máu. Thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ cũng xác định được phần nào nguyên nhân gây bệnh.
- Sinh thiết tủy xương
Do tế bào bạch cầu đa nhân trung tính do tủy xương sinh ra nên khi có sự bất thường về số lượng thì không thể bỏ qua xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tủy từ xương ức, xương hông hoặc trước xương chày chân của người bệnh để phân tích và tìm kiếm bất thường trong quá trình sản xuất bạch cầu tủy xương, nhờ đó mà tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
Sinh thiết tủy xương giúp chẩn đoán nguyên nhân làm tăng bạch cầu đa nhân trung tính
Chức năng chính của tế bào bạch cầu đa nhân trung tính là tấn công và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nên khi có dấu hiệu bạch cầu đa nhân trung tính tăng thì không thể bỏ qua, cần thăm khám sớm để dự phòng nguy cơ gặp bệnh lý nguy hiểm. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh lý nào đó làm tăng nồng độ tế bào bạch cầu này thì trước tiên bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị chính bệnh lý đó.
Trường hợp nồng độ bạch cầu trung tính tăng cao không rõ lý do, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh làm xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi nồng độ tế bào này. Việc điều trị như thế nào, có cần thiết hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Hy vọng qua những thông tin này, quý khách hàng sẽ biết được bạch cầu đa nhân trung tính tăng nói lên điều gì và chủ động thăm khám sớm khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào đã được bài viết nhắc đến.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân khiến bạch cầu đa nhân trung tính tăng, có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC hướng dẫn đặt lịch 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
