Tin tức

Bạn có thực sự hiểu về trái tim?

Ngày 02/10/2014
Ths.Bs. Phạm Trần Linh
Không phải ngẫu nhiên mà trái tim được ví von như “chìa khóa” vận hành toàn bộ cơ thể con người. Là bộ phận “bận rộn” hàng đầu, trái tim hoạt động liên tục không ngơi nghỉ để bơm máu và các dưỡng chất đến não, cùng toàn bộ cơ thể. Trái tim vô cùng quý giá, ai cũng thấu hiểu điều ấy, nhưng mấy ai hiểu được cách làm thế nào để ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, gìn giữ cho chiếc “chìa khóa” kì diệu của cơ thể vận hành trơn tru và khỏe mạnh?

 

Trái tim của mỗi người vô cùng quý giá

Trái tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Hoạt động không ngừng nghỉ, trung bình cả đời người trái tim đập đến 03 tỉ lần để đều đặn đẩy máu đến các động mạch, vận chuyển dưỡng khí và chất dinh dưỡng đến mọi cơ quan khác nhau trong cơ thể. Trái tim bơm máu đến mọi tế bào, trong đó có bộ não - trung tâm điều hành của chúng ta. Trái tim gắn bó mật thiết với sự sống, từ tuần thứ 04 của thai nhi trong bụng mẹ, các tế bào tim đầu tiên đã hoạt động. Có thể thấy, trái tim không chỉ là “biểu tượng tình yêu” trong thơ ca nhạc họa mà còn thật sự là một cơ quan kì diệu của con người, một món quà quý giá mà chúng ta cần trân trọng.


Tim quan trọng là thế, nhưng liệu có mấy ai hiểu được thật đúng và thật đầy đủ về các bệnh lý tim mạch - nguyên nhân hàng đầu khiến tim ngừng đập, gây tử vong, tước đi sự sống của 17,3 triệu người trên thế giới? Mới đây, một khảo sát trực tuyến đã chỉ ra, có đến 88% người dân tham gia khảo sát không hiểu đúng và đủ về bệnh tim. Có thể thấy, số người ý thức được nguyên nhân và tác hại của bệnh tim – “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe - là cực kì thấp. Đa số người dân vẫn còn rất thờ ơ, không quan tâm đúng mức đến sức khỏe tim mạch vì hai lí do: Một, bệnh tim thường không có các triệu chứng dễ nhận biết, người bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã biến chứng nặng; Hai, phần đông đều lầm tưởng rằng chỉ có người béo phì, người cao tuổi và người có bố mẹ mắc bệnh tim là nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tim mạch.


Chúng ta không được phép quên một sự thật đã được khoa học khẳng định: Bệnh tim không loại trừ một ai, dù là người gầy, thanh niên hay phụ nữ, không ai tuyệt đối an toàn trước “sát thủ thầm lặng” của sức khỏe con người. Chính vì những lầm tưởng tai hại nên đa số đều không lưu tâm đến sức khỏe của trái tim, chỉ đến khi bệnh tim trở nặng mới ân hận thốt lên “Tôi tưởng…”, “Giá mà…” thì cũng đã quá muộn màng.


Vì những hiểu lầm đáng tiếc này mà theo ước tính của WHO, chỉ trong vòng 03 năm nữa, cứ 05 người Việt sẽ có 01 người bị mắc bệnh tim . Một thực trạng đáng buồn nữa là bệnh tim tại Việt Nam đang có xu hướng ngày một “trẻ hóa”, khi số ca đột tử, nhồi máu cơ tim ở độ tuổi chỉ mới 25 - 30 đã xuất hiện và có xu hướng sẽ gia tăng. Theo khảo sát của Viện Tim mạch Việt Nam tại 08 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch từ 25 tuổi chiếm 25,1%.


Bảo vệ trái tim không khó, nhưng sẽ vô phương khi quá muộn


Ngày nay, bệnh tim là một gánh nặng thật sự với tất cả chúng ta với tỉ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu. Sự thờ ơ, ỷ y dẫn đến hậu quả là người bệnh chỉ phát hiện tình trạng thực của tim khi đã quá muộn, hiệu quả điều trị giảm đi đáng kể, dễ dàng gây chết người hơn, đồng thời cũng gia tăng áp lực về chi phí chạy chữa. Chúng ta cần ý thức được rằng bất kì ai cũng có thể bị “sát thủ thầm lặng” đe dọa. Không nên đợi “mất bò mới lo làm chuồng”, đến khi phát bệnh mới quan tâm sức khỏe tim mạch, mà hãy có ý thức chăm sóc và bảo vệ trái tim khi còn có thể.

Để ngăn ngừa đột quỵ nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung, chúng ta hãy tạo ra những “thói quen vàng” cho sức khỏe tim mạch như sau:

- Nói không với thuốc lá, thuốc lào.


- Hạn chế uống rượu, bia


- Tích cực vận động hàng ngày, tập thể dục, đi bộ thường xuyên


- Uống nhiều nước, xây dựng một chế độ ăn hợp lý trong đó ưu tiên thực phẩm có lợi cho tim. Bổ sung nhiều rau củ như bông cải, bí ngô, cà-rốt… cùng các loại hạt ngũ cốc, trái cây, thịt nạc, cá tươi… vào thực đơn hàng ngày, ăn ít muối, đồng thời hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa.


Đặc biệt, khi xào hay chiên, rán thực phẩm nên sử dụng dầu thực vật, đặc biệt là dầu ăn có chiết xuất từ đậu nành như dầu đậu nành Simply - loại dầu ăn duy nhất được Hội Tim mạch Việt Nam khuyên dùng. Lý do vì dầu đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà vẫn có lợi cho tim mạch. Bảo vệ sức khỏe trái tim không khó, hãy chủ động hành động ngay từ hôm nay để giữ cho chiếc “chìa khóa vàng” của cơ thể luôn khỏe mạnh các bạn nhé.


Nguồn: dantri.com.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.