Tin tức

Bật mí cách làm tăng nhịp tim hiệu quả ngay tại nhà ai cũng làm được

Ngày 09/05/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nhịp tim đập dưới 60 lần/phút được xem là chậm. Nếu tình trạng này kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân để xử lý thì có thể khiến cho tim không bơm đủ máu giàu oxy đi nuôi cơ thể và gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe cũng như sự sống. Nắm trong tay cách làm tăng nhịp tim sau đây, trong tình huống cần thiết sẽ giúp bạn kiểm soát được những hệ lụy này.

1. Nguyên nhân và triệu chứng nhịp tim chậm

1.1. Tại sao nhịp tim lại bị chậm?

Hầu hết các trường hợp nhịp tim bị chậm là do:

- Lão hóa gây thoái hóa mô tim.

- Bị đau tim hoặc mắc bệnh tim khiến mô tim tổn thương.

- Cao huyết áp.

- Mắc bệnh tim bẩm sinh.

- Biến chứng sau phẫu thuật tim.

- Bị viêm cơ tim.

- Bị suy giáp.

- Mất cân bằng các chất khoáng và chất điện giải trong cơ thể.

- Chứng ngưng thở khi ngủ.

- Bệnh Lupus ban đỏ, viêm hoặc sốt thấp khớp.

- Tích tụ sắt trong các cơ quan của cơ thể.

- Dùng thuốc, bao gồm cả thuốc tăng huyết áp, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và rối loạn tâm thần.

Viêm cơ tim là một trong các nguyên nhân khiến cho nhịp tim bị chậm

Viêm cơ tim là một trong các nguyên nhân khiến cho nhịp tim bị chậm

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng góp phần gây nên rối loạn nhịp chậm:

- Nút xoang bị giảm tần số phát xung động do có tổn thương trực tiếp hoặc kìm hoãn sự động đến hệ thần kinh giao cảm.

- Tình trạng tắc nghẽn đường dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ đến tâm thất.

- Bị nhịp chậm xoang.

1.2. Triệu chứng cho thấy nhịp tim bị chậm

Trước khi tìm cách làm tăng nhịp tim, trước tiên chúng ta nên biết được nhịp tim chậm có triệu chứng như thế nào. Nhịp tim chậm tức là tim co bóp dưới 60 lần/phút. Điều này khiến cho lưu lượng máu đi nuôi cơ thể, nhất là não không được cung cấp đủ. Vì thế, người bệnh sẽ có triệu chứng:

- Ngất xỉu hoặc cảm thấy gần như bị ngất xỉu.

- Chóng mặt.

- Khó thở.

- Mệt và yếu.

- Ngực bị đau tức.

- Khó ngủ

- Cảm thấy lẫn lộn hoặc suy giảm trí nhớ.

- Khi vận động thể chất dễ bị mệt.

2. Các cách làm tăng nhịp tim ngay tại nhà

Việc tìm cách làm tăng nhịp tim là cần thiết bởi nếu kéo dài nó có thể gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như: thường xuyên bị ngất xỉu, suy tim, ngưng tim, đột tử,... Khi chưa được can thiệp y tế, bạn có thể thực hiện một số cách giúp làm tăng nhịp tim ngay tại nhà sau đây:

2.1. Hướng dẫn cách đo nhịp tim ở nhà

Muốn làm tăng nhịp tim, trước tiên bạn cần biết cách đo để xác định xem có đúng nhịp tim của mình bị chậm hay không. Bắt mạch của mình sẽ giúp bạn đo được nhịp tim một cách dễ dàng.

Đo nhịp tim bằng cách bắt mạch ở cổ tay

Đo nhịp tim bằng cách bắt mạch ở cổ tay

Khi bắt mạch, bạn cần ở trạng thái nghỉ ngơi, không bắt mạch sau khi mới tỉnh giấc hay mới vừa vận động xong. Tư thế bắt mạch đúng là ngồi ở trạng thái thư giãn nhất rồi tìm vị trí có mạch nảy lên ở cạnh ngoài cổ tay. 

Bước tiếp sau đó là dùng một cái đồng hồ cài đếm ngược 1 phút đếm số lần mạch nảy lên. Trong lúc đếm bạn hãy hít thở đều để kết quả được chính xác.

2.2. Cách làm tăng nhịp tim tại nhà hiệu quả

- Thay đổi tư thế ngồi

Bạn hãy lấy một quả bóng tập thể dục và ngồi trên nó. Việc làm này sẽ giúp cho cơ bắp hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh ngồi lâu tại một chỗ, thay vào đó là cần thường xuyên đi lại vận động để hoạt động của tim tốt hơn.

- Tập Aerobic

Tập thể dục nhịp điệu là một cách làm tăng nhịp tim hiệu quả mà lại an toàn. Bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc hướng dẫn viên thể thao để tìm ra bài tập hoặc cách tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Khi mới bắt đầu, tốt nhất chỉ nên tập mỗi ngày 5 - 10 phút, sau khi đã tập được 1 - 2 tuần, hãy tăng thời gian tập luyện lên 20 - 30 phút.

- Chạy bộ hoặc đi bộ

Hoạt động này có thể cải thiện tốt hơn nhịp tim nên bạn cần thực hiện nó thường xuyên. Tuy nhiên, bạn không cần làm nó quá nhanh mà chỉ cần thực hiện chậm rãi và đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút là được. Duy trì được như vậy là một cách làm tăng nhịp tim rất đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả.

Duy trì đều đặn mỗi ngày đi bộ 30 phút là cách làm tăng nhịp tim rất tốt

Duy trì đều đặn mỗi ngày đi bộ 30 phút là cách làm tăng nhịp tim rất tốt

- Thay đổi chế độ ăn uống

Để làm tăng nhịp tim thì thay đổi chế độ ăn cũng là một biện pháp rất quan trọng. Theo đó, người bị nhịp tim chậm nên giảm bớt các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, mỡ động vật. Thay vào đó cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất qua các loại thực phẩm như rau màu xanh, sữa đậu, các loại hạt đỗ, hạt điều,...

Những cách làm tăng nhịp tim trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời, nếu đã áp dụng mà không thấy triệu chứng cải thiện hoặc nhận thấy bệnh tiến triển nặng hơn thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ Tim mạch để thăm khám, tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị tích cực.

Khi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình, các triệu chứng mà bạn đang gặp phải sau đó thăm khám và chỉ định một số kiểm tra để có cơ sở chẩn đoán nhịp tim chậm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ trị liệu sao cho phù hợp.

Chuyên khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín lâu năm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý về tim. Tại đây không những có sự tham gia làm việc của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, tận tâm mà còn sở hữu những thiết bị y khoa rất hiện đại giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh đạt hiệu quả tối đa.

Nếu bạn cần tìm hiểu bất cứ vấn đề gì liên quan đến các bệnh lý về tim, bạn cũng có thể gọi tới tổng đài của bệnh viện, hoạt động 24/7: 1900 56 56 56. Đội ngũ chuyên gia y tế của bệnh viện luôn sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ của bạn để đưa ra những hướng dẫn phù hợp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.