Tin tức

Bệnh K tuyến giáp có chữa được không? Phương pháp điều trị là gì?

Ngày 06/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
K tuyến giáp hay còn được gọi là ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh lý ác tính có tỷ lệ người mắc cao. Khi nhắc đến bệnh ung thư thì phần lớn mọi người đều vô cùng lo lắng và nghĩ rằng tiên lượng bệnh sẽ rất xấu nhưng đối với K tuyến giáp thì không hoàn toàn như vậy. Đa số các trường hợp ung thư tuyến giáp tiến triển rất chậm và cơ hội chữa khỏi cao nếu được chẩn đoán và điều trị từ sớm.

1. Khái niệm về K tuyến giáp

Tuyến giáp được coi là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp đó là sản xuất ra các loại hormone như triiod-thyroxin, thyroxin và tế bào cạnh nang giáp tiết ra calcitonin. Vị trí của tuyến giáp là ở cổ, cụ thể là nằm trước khí quản bảo gồm thùy phải và thùy trái. Giữa 2 thùy được gắn kết với nhau bằng eo giáp.

K tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp xảy ra là do các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường (loạn sản, dị sản tế bào). Trên thực tế K tuyến giáp là bệnh lý ung thư tuyến nội tiết có tiên lượng khá tốt, nếu phát hiện từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao. 

Tế bào phát triển bất thường sẽ dẫn tới K tuyến giáp

Tế bào phát triển bất thường sẽ dẫn tới K tuyến giáp

2. Đi tìm căn nguyên gây ung thư tuyến giáp

Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến các tế bào tuyến giáp sinh trưởng bất thường nhưng cũng tồn tại một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến giáp, đó là:

  • Do di truyền: bệnh nhân có tiền sử các thành viên trực hệ trong gia đình bị ung thư tuyến giáp thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn;

  • Nhiễm phóng xạ: người bị nhiễm phóng xạ qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa cũng có thể tác động tới tuyến giáp;

  • Giới tính: So với nam giới thì nguy cơ bị ung thư tuyến giáp ở nữ giới sẽ cao gấp 2 - 4 lần. Có thể điều này liên quan tới nồng độ hormone ở nữ giới thường sẽ kích thích tuyến giáp hình thành nên các bướu nhân. Nếu gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ phát triển thành ung thư tuyến giáp;

  • Mắc bệnh về tuyến giáp: bệnh nhân bị viêm tuyến giáp, suy giáp, bướu nhân tuyến giáp, bệnh basedow thường có khả năng bị K tuyến giáp cao hơn so với người bình thường;

  • Những yếu tố khác: người nghiện thuốc lá, rượu bia, thiếu hoặc thừa i ốt thường xuyên, thừa cân béo phì,...

3. Nhận biết bệnh k tuyến giáp qua những dấu hiệu điển hình

Tương tự như những bệnh lý ung thư khác, K tuyến giáp thường ít khi biểu hiện các triệu chứng đặc trưng ngay từ giai đoạn đầu. Thường người bệnh sẽ phát hiện bản thân bị ung thư tuyến giáp khi tình cờ đi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc đang điều trị, theo dõi bệnh lý nào đó về tuyến giáp.

Tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý các triệu chứng thuộc bệnh bướu giáp như sau:

  • Ở cổ xuất hiện các hạch bất thường: hạch thường mềm, nhỏ, ở vị trí cùng bên với khối u, những hạch này có thể di động được;

  • Hình thành bướu giáp trạng: khối u có đặc điểm là cứng, bờ rõ, với những khối u có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường, di động theo nhịp nuốt.

K tuyến giáp biểu hiện bằng các hạch nổi ở cổ

K tuyến giáp biểu hiện bằng các hạch nổi ở cổ

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể xuất hiện những dấu hiệu khác:

  • Khối u gia tăng kích thước, trở nên to và rõ hơn, chuyển động theo nhịp nuốt;

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;

  • Nổi hạch cổ;

  • Khối u to chèn ép các bộ phận xung quanh sẽ gây khó nuốt, khàn tiếng, nuốt vướng, khó thở,...;

  • Thâm nhiễm, thậm chí là sùi loét tới chảy máu da vùng cổ.

4. Tiên lượng K tuyến giáp

Như đã đề cập thì ung thư tuyến giáp thường có cơ hội chữa khỏi cao hơn so với những loại ung thư khác. Nguyên nhân là vì diễn tiến của K tuyến giáp có phần chậm hơn và nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ điều trị thành công là rất cao. Cụ thể:

  • Khi bệnh nhân được chữa trị ở giai đoạn 1 và 2 (khi khối u mới chỉ khu trú tại tuyến giáp chưa xâm lấn sang tổ chức khác): gần như 100% bệnh nhân sống sót sau 5 năm, trên 10 năm là hơn 75%;

  • Sang đến giai đoạn 3, khi u tuyến giáp lớn hơn 4cm và đã lan ra bên ngoài tuyến giáp, có thể tấn công các hạch bạch huyết gần đó thì tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm còn 80%;

  • Giai đoạn 4 khi ung thư đã di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 50% tùy từng bệnh nhân.

Bên cạnh việc dựa trên các giai đoạn thì còn phải phụ thuộc vào loại ung thư mà bệnh nhân mắc phải để tiên lượng bệnh. K tuyến giáp được phân loại thành các dạng như sau: Ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư dạng tủy, ung thư không biệt hóa. Trong đó loại ung thư không biệt hóa là trường hợp hiếm gặp nhất, tuy nhiên tiên lượng lại xấu nhất và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. 

Hãy đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng ngầm cảnh báo K tuyến giáp

Hãy đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng ngầm cảnh báo K tuyến giáp

Nhìn chung ung thư tuyến giáp nếu được điều trị sớm thì tỷ lệ thành công khá cao, thậm chí là có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Nếu bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu bất thường cảnh báo K tuyến giáp, đừng chần chừ mà hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Nhất là những người đang mắc bệnh về tuyến giáp thì nên đi theo dõi và kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

5. Điều trị K tuyến giáp

Dựa trên loại ung thư cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp:

  • Phương pháp phẫu thuật: là lựa chọn điều trị chính. Tùy theo vị trí, kích thước và giai đoạn của ung thư mà sẽ tiến hành phẫu thuật;

  • I-131 phóng xạ: K tuyến giáp thường đáp ứng khá tốt đối với phương pháp I-131 phóng xạ. Biện pháp này giúp phá hủy các tế bào ung thư còn sót lại sau khi bệnh nhân thực hiện xong phẫu thuật. Vì đặc tính của những tế bào lành khác trong cơ thể là không hấp thụ I-131 nên sẽ ít bị dược chất phóng xạ này tác động;

  • Xạ trị: áp dụng đối với những trường hợp khối u đã di căn xa khi mà phẫu thuật và I-131 phóng xạ không đem lại hiệu quả. Xạ trị có tác dụng giúp làm giảm mức độ phát triển và di căn của các tế bào ác tính.

Như vậy những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh K tuyến giáp. Mặc dù tiên lượng điều trị K tuyến giáp khá tốt nhưng cũng không vì thế mà chúng ta chủ quan trước những triệu chứng của bệnh. Do đó mỗi người nên tự chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó tiếp nhận điều trị sớm giúp bảo tồn sức khỏe và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị. 

Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện thăm khám, tầm soát ung thư thì hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khi lựa chọn dịch vụ tầm soát và sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp ở MEDLATEC, bạn sẽ được đội ngũ các chuyên gia đầu ngành thăm khám, chẩn đoán sớm. Nếu có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, bướu cổ, nhân tuyến giáp, viêm tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp,... bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị phù hợp nhất. 

Để đặt lịch khám và được hỗ trợ chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay từ hôm nay!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.