Tin tức

Bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Ngày 27/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tai biến mạch máu não được biết tới là một trong những căn bệnh có diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Khá nhiều bệnh nhân tai biến đã phải đối mặt với các biến chứng xấu do không kịp thời phát hiện và cấp cứu. Vậy người bị tai biến có phục hồi được hay không?

1. Bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não hay còn được biết đến với tên gọi khác là đột quỵ, chúng hình thành khi lượng máu lên não giảm đột ngột, hậu quả gây ra hiện tượng chết một phần não bộ. Một số tổn thương có thể xảy ra đối với bệnh nhân đột quỵ như: tình trạng chảy máu não, màng não hoặc nhũn não. Những tổn thương não bộ này vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các cơ quan chịu sự điều khiển của não bộ. 

Tai biến mạch máu não gây nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh

Tai biến mạch máu não gây nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh

Vì lý do kể trên đột quỵ được coi là một trong những căn bệnh “tử thần”, nếu bệnh nhân không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, nhiều tỷ lệ người tử vong do tai biến đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm trở lại đây.

Để giải đáp được thắc mắc bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không, chúng ta cần biết dạng đột quỵ mà họ đang gặp phải. Hai dạng bệnh phổ biến hiện nay chính là: xuất huyết não và tai biến tắc mạch máu não. Bên cạnh đó, những cơn đột quỵ chỉ xảy ra trong khoảng 1 tới 2 tiếng đồng hồ sẽ được gọi là thiếu máu não. Dù bị tai biến ở mức độ nào đi chăng nữa, mọi người cũng không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi, điều trị.

Nhiều người thắc mắc về đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não cao. Trên thực tế, căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Đặc biệt, những người có lượng cholesterol trong máu cao, người nghiện thuốc lá hoặc, thừa cân béo phì hoặc có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận. Các bác sĩ cho biết những đối tượng kể trên có khả năng đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

2. Biến chứng tai biến mạch máu não

Thông thường, bệnh nhân đột quỵ sau khi trải qua cơn nguy kịch sẽ có thể để lại một số di chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để trả lời câu hỏi tai biến có phục hồi được hay không, trước tiên bạn nên nắm được mức độ các loại biến chứng.

Người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ cao

Người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ cao

Khả năng nói, giao tiếp của một số bệnh nhân tai biến suy giảm nghiêm trọng, trong đó hai vấn đề thường gặp là rối loạn vận ngôn hoặc thất ngôn. Cụ thể, tình trạng rối loạn vận ngôn xảy ra khi người bệnh nói ú ớ mà không thể hiện rõ ý nghĩ của mình bằng lời nói. Nghiêm trọng hơn là tình trạng thất ngôn, lúc nào bệnh nhân gặp khó khăn khi hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ với mọi người xung quanh.

Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tai biến mạch máu não là mất khả năng vận động, hoặc khả năng di chuyển bị hạn chế. Cụ thể, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, rối loạn dáng đi. Nếu không có người đi cùng, người bệnh rất dễ bị ngã và gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng liệt tay, chân, mặt hoặc liệt cả người cũng xảy ra khá phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới bệnh nhân mà còn mang lại gánh nặng cho gia đình, người thân.

Suy giảm trí nhớ cũng là biến chứng sau đột quỵ thường gặp ngày nay. Bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên, lú lẫn,… Bên cạnh đó, người bệnh mất đi khả năng tập trung, thậm chí thay đổi tâm trạng cảm xúc nhanh chóng. 

Ngoài những vấn đề kể trên, người bệnh có nguy cơ gặp phải tình trạng trầm cảm, không thể kiểm soát hành vi của mình, mất cảm giác,…

Dù đã trải qua cơn nguy kịch, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng

Dù đã trải qua cơn nguy kịch, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng

3. Bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Những biến chứng kể trên không chỉ đe dọa tới sức khỏe của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và những người thân. Liệu bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Trên thực tế, các bác sĩ không thể khẳng định chắc chắn về khả năng phục hồi hoàn toàn của các bệnh nhân đột quỵ. Để xác định được khả năng bình phục của mỗi người, chúng ta cần dựa vào các yếu tố như: vị trí, kích thước tổn thương tại não bộ, người bệnh có tiền sử mắc bệnh nền nào hay không, tuổi của bệnh nhân cao hay thấp,… Bên cạnh đó, những người được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ có tỷ lệ bình phục cao hơn hẳn. Đó là lý do vì sao bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tùy vào biến chứng mỗi người gặp phải, họ sẽ điều trị theo phác đồ phù hợp. Ví dụ như bệnh nhân mất khả năng nói sẽ được luyện tập với chuyên giao ngôn ngữ liệu pháp để phục hồi khả năng tốt nhất. Trong khi đó, bệnh nhân mất khả năng vận động thường được đề nghị điều trị vật lý trị liệu để cải thiện khả năng. 

Bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không?

Đặc biệt, ý chí của bệnh nhân cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định xem người bị tai biến có phục hồi được hay không? Các thành viên trong gia đình nên động viên, khích lệ để người bệnh cảm thấy thoải mái và có động lực luyện tập, điều trị phục hồi sau tai biến.

4. Những lưu ý bạn nên biết khi chăm sóc bệnh nhân tai biến

4.1. Thời gian vàng giúp bệnh nhân tai biến phục hồi

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy sau 3 - 4 tháng đầu tiên bị đột quỵ, sức khỏe của bệnh nhân có thể phục hồi tốt nhất. Chính vì thế, chúng ta cần tận dụng khoảng thời gian vàng để chăm sóc, kết hợp điều trị và cùng người bệnh thực hiện vật lý trị liệu. Nhờ vậy, các biến chứng sẽ thuyên giảm đáng kể, chức năng của các cơ quan phục hồi tốt nhất. 

Nhiều bạn thắc mắc sau 1 - 2 năm bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không? Như đã phân tích ở trên, thời gian bình phục của mỗi người là khác nhau. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng nếu người bệnh bình phục chậm hơn so với những người khác. Sau 1 - 2 năm, họ vẫn có thể phục hồi sức khỏe.

4.2. Luôn động viên bệnh nhân

Trầm cảm là trạng thái tâm lý của nhiều bệnh nhân tai biến, họ cảm thấy chán nản vì tình trạng sức khỏe của mình, có nhiều siêu nghĩ tiêu cực vì phải dựa dẫm vào người thân trong sinh hoạt hàng ngày. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả điều trị, mất thời gian để bình phục lâu hơn.

Bệnh nhân tai biến rất cần sự động viên từ người thân

Bệnh nhân tai biến rất cần sự động viên từ người thân

Tốt nhất người thân nên dành thời gian trò chuyện, động viên để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Giữ được tâm lý lạc quan, chắc chắn sức khỏe của người bệnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp mọi người giải đáp phần nào thắc mắc: bệnh nhân tai biến có phục hồi được hay không? Trên thực tế, khả năng bình phục của mỗi người là khác nhau, chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan và luôn kiên trì. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.