Tin tức

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: “Sát thủ” vô hình

Ngày 06/10/2014
Minh Hải
Bệnh phổi tắc nghẽn mẵn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở.

 Dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Ho

- Khạc đờm

- Khó thở khi gắng sức

Những đợt cấp của các triệu chứng này thường xảy ra.

Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD.

Cách biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là Hô Hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.

- COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay Bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.

Yếu tố bất lợi:

- Phát hiện và điều trị muộn

- Tiếp tục hút thuốc lá

- Môi trường sống, làm việc ô nhiễm

- Nhiễm trùng đường hô hấp

- Điều trị không đúng, không đủ

Làm gì nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 - Không nên quá lo lắng vì bạn không phải là người Duy Nhất mắc bệnh này.

 - Hiện nay, Bác sĩ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng bạn hãy đi khám bác sĩ.

- Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.

- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.

- Đảm bảo không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.

- Thường xuyên tập luyện thể dục. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

- Sống lạc quan và lành mạnh.

- Khám bác sĩ nếu tình trạng của bạn nặng thêm và có các biểu hiện như nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và khó.


Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.