Tin tức

Biểu hiện của nấm bàn chân và hướng dẫn cách điều trị hiệu quả

Ngày 04/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nấm bàn chân là căn bệnh về da rất phổ biến và có thể gặp ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Khi bị nấm, vùng da bàn chân của người bệnh thường có biểu hiện sưng đỏ, ngứa, thậm chí là mưng mủ và lở loét. Tuy không gây nguy hiểm nhưng tình trạng nhiễm nấm khiến người bệnh tự ti và gặp nhiều phiền toái. Hãy cùng tham khảo một số hướng dẫn về cách điều trị bệnh trong bài viết sau. 

1. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm bàn chân

Nấm Trichophyton rubrum là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nấm bàn chân, ngoài ra, cũng có trường hợp bị bệnh là do nấm Candida nhưng ít phổ biến hơn. Dưới đây là một số yếu tố làm giúp nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển và làm tăng nguy cơ gây bệnh:

Nấm bàn chân chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum gây ra

Nấm bàn chân chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum gây ra

- Khí hậu ẩm ướt: Các loại nấm gây bệnh thường có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường khí hậu ẩm ướt.

- Mang giày dép chật, thường xuyên đi giày: Do bàn chân không có tuyến bã kết hợp với việc thường xuyên mang giày sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt giúp nấm sinh sôi và gây bệnh. Cũng chính vì lý do này, bàn chân là vị trí dễ bị nhiễm nấm nhất.

- Thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường khói bụi, nguồn nước ô nhiễm hay một số hóa chất,... cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.

- Đi bơi tại hồ bơi công cộng cũng khiến bạn có nguy cơ cao với bệnh nấm bàn chân.

- Những người thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở chân cũng dễ bị nhiễm nấm.

- Một số căn bệnh có thể làm tăng nguy cơ bị nấm như bệnh suy giảm hệ miễn dịch, bệnh đái tháo đường,....

- Nếu thường xuyên dùng chung các đồ dùng các nhân của người bệnh như giày dép, khăn tắm,... hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm nấm thì bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

- Những người thường xuyên tập thể dục thể thao, các vận động viên,... cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Một số biểu hiện của bệnh nấm bàn chân

Những biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên bàn chân. Vị trí nhiễm nấm có thể ở các kẽ ngón chân, lòng bàn chân hoặc mu bàn chân. Cụ thể như sau:

Nấm da chân khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu

Nấm da chân khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu

- Da ở lòng bàn chân có màu hồng, đỏ hơn các vùng da khác.

- Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu, nứt da, chảy dịch và đóng vảy ở giữa các ngón chân.

- Xuất hiện những mụn nước. Khi những mụn nước này bị vỡ ra, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu. Hơn nữa, khi mụn nước vỡ ra những biểu hiện của nấm sẽ nhanh chóng lan rộng đến những vùng da khác như các ngón chân khác, lòng bàn chân, mu bàn chân,....

- Nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ, người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Những bệnh nhân bị đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch thường càng phải cẩn trọng trong việc chăm sóc vùng da bị nấm để hạn chế tối đa nguy cơ lở loét bàn chân.

3. Gợi ý một số phương pháp điều nấm bàn chân

3.1 Các phương pháp điều trị nấm da chân

Trước hết, nếu thấy những biểu hiện của bệnh nấm bàn chân, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến các bệnh viện da liễu để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám bệnh và hướng dẫn cách điều trị phù hợp, hiệu quả.

Có thể sử dụng một số loại thuốc dạng bôi

Có thể sử dụng một số loại thuốc dạng bôi

Lưu ý, không nên tự mua thuốc và điều trị tại nhà vì nếu sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, bệnh nhiễm bàn chân thường có triệu chứng khá giống với các loại bệnh về da khác như bệnh vảy nến, viêm da dị ứng do tiếp xúc,... Do đó, chỉ có bác sĩ có chuyên môn mới có thể phân biệt chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

- Với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ: Bác sĩ thường chỉ định bôi một số kem chống nấm như Terbinafine hay Clotrimazole trong vòng 2 tuần. Sau đó, nếu những triệu chứng bệnh không được cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tái khám để các bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị để đạt được hiệu quả tốt hơn. Trong một số trường hợp xuất hiện vết loét, mụn mủ, bệnh nhân có thể được chỉ định thay một số loại thuốc điều trị khác.

- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bệnh bằng một số loại kem, dung dịch bôi với mục đích:

+ Một số loại dung dịch như ure và axit salicylic có tác dụng giảm vảy sừng và giúp một số loại thuốc chống nấm có tác dụng sâu vào da.

+ Dung dịch nhôm clorua với tác dụng giảm tiết mồ hôi ở chân, ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Kem bôi kháng sinh có tác dụng giảm nguy cơ nhiễm trùng.

+ Sử dụng thuốc bôi kháng histamin với mục đích giảm ngứa.

Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi thuốc bôi không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng nấm đường uống như Fluconazole, Ketoconazole,... Thời gian sử dụng thuốc là từ 3 đến 4 tuần.

3.2. Một số lưu ý khi chăm sóc da bị nhiễm nấm

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, cũng chần thực hiện một số lưu ý về cách chăm sóc vùng da bị bệnh như sau:

- Đảm bảo chân luôn khô thoáng và sạch sẽ, tránh để chân bẩn, ẩm ướt để hạn chế tình trạng vi khuẩn phát triển mạnh và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nên chọn loại giày và tất phù hợp, được làm từ chất liệu tốt

Nên chọn loại giày và tất phù hợp, được làm từ chất liệu tốt

- Sau khi rửa chân cần dùng khăn để lau khô chân.

- Nên sử dụng khăn lau chân, khăn tắm riêng và không dùng chung đồ cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.

- Lưu ý khi đi giày: Nên lựa chọn loại giày vừa vặn với chân, tránh đi giày làm từ nhựa. Nên chọn tất có chất liệu thấm hút tốt để giúp da bàn chân luôn thoáng, khô. Nên thay tất thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

- Nên mang dép khi tiếp xúc ở nơi công cộng.

- Với những người phải thường xuyên đi giày thì nên dùng thuốc kháng nấm dạng bột.

Bệnh nhiễm nấm bàn chân không quá nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với các chuyên gia Da liễu, mời bạn liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.