Tin tức

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và cách phòng tránh

Ngày 15/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nhóm các bệnh lý xuất hiện ở đường hô hấp trên, ví dụ như viêm mũi, cảm lạnh, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản,... Thường thì bệnh không quá nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, đúng cách thì về lâu về dài sẽ tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng.

1. Khái niệm nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên gồm các cơ quan như mũi, xoang, khí quản, vòm họng, cổ họng và thanh quản. Thường thì đây là những bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí do chúng ta hít vào, vì vậy niêm mạc ở những cơ quan này rất dễ bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng khác nhau. Các bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp trên dễ lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi họ nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Nhiễm trùng đường hô hấp có thể lây từ người này sang người khác

Nhiễm trùng đường hô hấp có thể lây từ người này sang người khác

2. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến 

2.1. Bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh lý do nhiễm phải virus gây kích thích niêm mạc mũi và cổ họng. Đa phần các trường hợp bị cảm lạnh thường là do virus Rhino gây nên, ngoài ra còn là các loại virus khác như Parainfluenza, virus cúm, SARS-CoV-2,...

Cảm lạnh thường có những triệu chứng như sau:

  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi;

  • Đau họng;

  • Mệt mỏi;

  • Đau cơ;

  • Đau đầu.

Lúc này bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bù điện giải, có thực đơn ăn uống phù hợp hơn (nên ăn súp, đồ ấm nóng, mềm dễ nuốt), dùng các thuốc điều trị làm giảm triệu chứng.

Cảm lạnh có thể xảy ra trong khoảng 5 - 7 ngày nhưng nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn thì tốt nhất là bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu cơ thể xuất hiện thêm các biểu hiện như khó thở, sốt cao thì khả năng là bạn đang mắc phải bệnh lý khác, ví dụ như cúm.

2.2. Viêm họng

Viêm họng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh nhưng đôi khi cũng chỉ đơn thuần là tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng. Nguyên nhân gây viêm họng thường là do liên cầu khuẩn hay nhiễm phải virus,...

Một số biểu hiện đặc trưng của viêm họng:

  • Đau rát vùng cổ họng;

  • Họng sưng đỏ;

  • Cảm giác đau tăng nặng khi nuốt;

  • Cơ thể mệt mỏi.

Bệnh nhân cần được bù nước, nên thường xuyên súc họng miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên biệt, sử dụng các thuốc giảm đau họng, viên ngậm hay thuốc xịt họng.

2.3. Viêm xoang

Viêm xoang là hệ thống các hốc trong hộp sọ chứa đầy không khí. Khi xoang bị viêm và nhiễm trùng sẽ gây viêm xoang với các triệu chứng khó chịu như:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi;

  • Đau đầu, căng tức và đau vùng mặt;

  • Chảy nhiều dịch đặc;

  • Mất vị giác và khứu giác;

  • Ho, chảy nhiều dịch mũi sau.

Để cải thiện các triệu chứng nêu trên của viêm xoang, người bệnh nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, hoặc xông mũi để thông thoáng đường thở, dùng thuốc trị nghẹt mũi, hay một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen,...

Trong trường hợp viêm xoang kéo dài không thuyên giảm thì rất có thể bạn đã bị viêm xoang mạn tính. Hãy đi khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp hơn.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường không quá nghiêm trọng có thể tự điều trị tại nhà

Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường không quá nghiêm trọng có thể tự điều trị tại nhà

2.4. Viêm mũi

Viêm mũi hay gồm 2 loại là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng. Trường hợp viêm mũi dị ứng trong dân gian còn thường hay gọi là sốt cỏ khô, nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với một số loại dị nguyên gây dị ứng. Triệu chứng của viêm mũi không do dị ứng cũng tương tự như viêm mũi dị ứng nhưng không phải là do đáp ứng miễn dịch. 

Một số biểu hiện của viêm mũi:

  • Hắt hơi;

  • Sổ mũi, nghẹt mũi;

  • Ngứa mắt, chảy nhiều nước mắt;

  • Chảy dịch mũi sau.

Bệnh nhân có thể rửa mũi hàng ngày để loại bỏ dịch nhầy gây bít tắc đường thở, ngoài ra nên xông mũi, dùng thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamine và tránh xa các dị nguyên gây dị ứng. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

2.5. Viêm thanh quản

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa viêm thanh quản và viêm họng. Nhưng đây là 2 bệnh lý khác nhau. Viêm thanh quản là do nhiễm virus hoặc là do nói quá nhiều, quá to trong thời gian dài. Khi bị viêm thanh quản bệnh nhân thường có các triệu chứng như:

  • Đau họng;

  • Mất tiếng hoặc khàn tiếng;

  • Mỗi khi nói phải hắng giọng;

  • Sưng các tuyến.

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên dùng nước muối để súc miệng, hạn chế nói, không uống bia rượu và tránh hút thuốc lá, uống nhiều nước,...

Nếu bạn bị viêm thanh quản kéo dài hơn 2 tuần, thậm chí kèm theo biểu hiện ho ra máu thì nên đi khám ngay.

3. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Phần lớn khi bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên đều ít khi diễn tiến nặng, đôi khi có thể tự khỏi. Đặc biệt đối tượng người cao tuổi, trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ nguy hiểm hơn.

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nếu để lâu không điều trị tích cực và đúng cách thì có thể nhiễm khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới. Có những trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp trên nghiêm trọng đã gây ra các biến chứng như viêm tim. viêm não, thấp khớp cấp hay viêm cầu thận. 

Chính vì vậy nếu bệnh diễn tiến nặng kèm theo các triệu chứng dưới đây thì người bệnh nên đi khám ngay:

  • Khó thở, sốt cao khó hạ;

  • Môi hoặc da tái xanh, nhợt nhạt;

  • Bệnh về đường hô hấp kéo dài không thuyên giảm;

  • Bệnh hô kèm theo triệu chứng buồn nôn, choáng váng hoặc biểu hiện chóng mặt.

4. Các phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên

Phương pháp điều trị các bệnh lý trên chủ yếu là điều trị giảm nhẹ triệu chứng vì hiện tại vẫn chưa có cách đặc trị. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng nên áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh:

  • Thường xuyên giữ vệ sinh vùng mũi họng, bạn có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý;

  • Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, không quá nóng cũng không quá lạnh;

  • Mỗi khi đi ra ngoài hoặc làm việc nhà, lau dọn vệ sinh đồ vật hãy đeo khẩu trang;

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng khi trời trở lạnh, mưa rét;

  • Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Uống đủ nước cũng là một cách giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Uống đủ nước cũng là một cách giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp trên thường dễ tái phát nên bệnh nhân cần lưu ý điều trị sớm, dứt điểm, kịp thời và tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ.

Nếu tình trạng nhiễm trùng hô hấp làm phiền bạn trong thời gian dài, có nguy cơ trở thành mạn tính thì bạn nên đi khám ngay. Bạn có thể đăng ký thăm khám tại Chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm tại MEDLATEC sẽ giúp bạn chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tư vấn phương án điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm về các dịch vụ tại viện, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.