Tin tức

Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Ngày 17/05/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Bị thoát vị đĩa đệm là trường hợp các cơn đau ở vị trí thắt lưng và đau liên sườn. Cơn đau khiến cho người bệnh cảm giác đau nhức liên tục, lan dọc xuống chân và đặc biệt người bệnh sẽ khó khăn trong việc thay đổi tư thế đột ngột như cúi, ưỡn. Vậy để điều trị căn bệnh này, hãy cùng MEDLATEC điểm danh các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm

Hiểu thế nào là thoát vị đĩa đệm?

Đây là căn bệnh bắt gặp nhiều nhất trong số những bệnh về cột sống, nó không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây nên nhiều bất tiện và ảnh hưởng nặng tới khả năng vận động cũng như đời sống sinh hoạt con người. Theo thống kê, có khoảng 30% số người trưởng thành bị thoát vị đĩa đệm, dải độ tuổi mắc bệnh này tại Việt Nam là từ 30 - 60 tuổi và đang ngày càng trẻ hoá.

Nguyên nhân gây bệnh:

Lý do khiến bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là vì nhân nhầy đĩa đệm ở khớp xương đã bị lệch ra khỏi vị trí bình thường do sự đứt rách vòng sợi hoặc theo thời gian, nó bị mòn dần khiến cho các khớp xương bắt đầu chèn ép vào dây thần kinh, gây nên những cơn đau nhức. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

  • Bệnh nhân cảm thấy tê, một hoặc rối loạn cảm giác nông sâu vùng chi dưới;

  • Ho, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu cũng khiến cho tình trạng đau nhức vùng lưng nghiêm trọng hơn; Cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội, chủ yếu tại các vị trí như thắt lưng, lan xuống vùng mông, chân, tê và nhức xương khớp;

  • Khi có tổn thương rễ thần kinh, bệnh nhân thường có phản xạ sức cơ giảm, cầm nắm vật yếu, chân tay không còn sức như bình thường;

  • Vận động đi lại bị cản trở, sức khoẻ giảm sút.

Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Giữ nguyên một tư thế đứng hoặc ngồi cũng khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau lưng

Khi bệnh nhân cảm thấy có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh để lâu ngày tình trạng bệnh sẽ ngày một nặng thêm, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và vận động.

2. Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

2.1 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

  • Khởi đầu bệnh nhân sẽ bị đau lưng. Đau kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc đau đột ngột theo rễ thần kinh. Khi làm việc nặng, rặn, ho,... thì càng đau, giảm khi nghỉ ngơi;

  • Bệnh nhân thường không dám vận động mạnh. Nếu giữ lâu một tư thế khi đứng, ngồi, nằm cũng dễ bị đau do thoát vị đĩa đệm. Do đó bệnh nhân phải linh hoạt thay đổi tư thế;

  • Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng thường bị tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết;

  • Chèn ép rễ: người bệnh có thể gặp các biểu hiện như:

  • Cơn đau bắt đầu lan rộng xuống vùng chân, tê bì, châm chích như kiến cắn;

  • Đau cả khi đi đứng, rặn, hắt hơi;

  • Mất phản xạ dựng lông;

  • Rối loạn đại tiểu tiện;

  • Thay đổi thứ phát: Phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch.

Như vậy, nếu bệnh nhân có trên 4 triệu chứng trong số các triệu chứng dưới đây thì có thể được gợi ý bị thoát vị đĩa đệm:

  • Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ;

  • Dây thần kinh hông to;

  • Cơn đau tăng dần khi ho, rặn, hắt hơi, đi đứng;

  • Nghiêng người về một bên để vẹo cột sống thì thấy bớt đau;

  • Dấu hiệu chuông bấm: ấn vào vùng thắt lưng thấy đau lan xuống chi dưới;

  • Dấu hiệu Lasegue.

2.2 Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp X-quang:

Xác định vị trí thoát vị đĩa đệm thông qua xem xét hình ảnh chụp X-quang như: lệch, vẹo cột sống; Hẹp khoang gian đốt sống; Mất ưỡn cột sống,... Bên cạnh đó chụp X-quang còn có thể giúp nhìn ra các tổn thương khác như mất vững cột sống, khuyết eo, trượt đốt sống,...

Chụp cộng hưởng từ (MRI):

Chụp cộng hưởng từ được coi là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác và hiện đại nhất trong số các phương pháp chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này giúp xác định được hình thái của thoát vị, số tần và vị trí thoát vị.

Phương pháp xác định thoát vị đĩa đệm tân tiến nhất hiện nay đó là chụp MRI

Phương pháp xác định thoát vị đĩa đệm tân tiến nhất hiện nay đó là chụp MRI

Chụp bao rễ thần kinh:

Được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm nhưng không chụp được bằng MRI. Cách tiến hành như sau:

Bơm thuốc cản quang vào khoang dưới nhện tủy sống. Chụp tư thế thẳng, nghiêng và chếch ¾ trái, phải. Phương pháp này không biểu thị trực tiếp hình ảnh của đĩa đệm mà chỉ thấy được hình ảnh của hẹp ống sống, lỗ tiếp hợp nên khó để phân biệt được chèn ép do nguyên nhân khác. Với sự phát triển của phương pháp chụp MRI, chụp bao rễ thần kinh ít được áp dụng hơn.

Chụp cắt lớp vi tính:

Khi thoát vị đĩa đệm đi kèm thoái hoá xương (vôi hoá dây chằng sau, dày mỏ xương và dây chằng vàng) thì chụp cắt lớp vi tính được sử dụng. Tuy vậy phương pháp này cũng gặp hạn chế trong việc đánh giá cấu trúc của đĩa đệm và mức độ thoát vị đĩa đệm.

3. Làm thế nào để phòng tránh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Quý bạn đọc có thể tham khảo những biện pháp sau đây để tránh bị thoát vị đĩa đệm cho bản thân và gia đình:

  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao, đặc biệt là vào các buổi sáng;

  • Cần tích cực thay đổi tư thế khi làm việc, tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu để làm giảm áp lực cho cột sống. Nếu thấy lưng bị đau thì cần nghỉ ngơi, thư giãn, vận động xoa bóp các khớp lưng, cổ tay, cổ chân;

  • Trong bất cứu hoạt động nào như khi bưng bê, mang vác đồ vật, lái xe, bế trẻ em,... cần giữ cho cột sống được đứng thẳng;

  • Không làm gắng sức trong thời gian dài, tránh việc cột sống không chịu được trọng tải và bị siêu vẹo, gây thoát vị đĩa đệm;

  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều hoà sự bình phục của cột sống;

  • Tránh đột ngột thay đổi tư thế hoặc vận động mạnh mà cần thực hiện chậm rãi, từ từ.

Thực hiện vận động các khớp để tránh bị tê cứng, thoát vị đĩa đệm

Thực hiện vận động các khớp để tránh bị tê cứng, thoát vị đĩa đệm

Ngoài việc phòng tránh bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc điều độ, bệnh nhân cũng cần có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ và nếu có triệu chứng bất thường về cột sống cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay, tránh để tình trạng bệnh để lâu sẽ càng khó chữa và ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động sau này.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị bệnh cho khách hàng, bệnh viện đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy bạn có thể tham khảo. Hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia và hẹn lịch khám với bác sĩ nhé!

Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, MEDLATEC đã cho ra mắt dịch vụ thăm khám bệnh trực tuyến miễn phí cùng bác sĩ qua ứng dụng MedOn, khách hàng có thể đăng ký khám tại nhà qua hình thức gọi video để theo dõi sức khỏe trong trường hợp không thể tới khám trực tiếp tại Bệnh viện. MedOn - sức khỏe trong tầm tay.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.