Tin tức

Cách điều trị mụn cóc ở trẻ em các bậc phụ huynh nên biết

Ngày 04/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mụn cóc ở trẻ em tưởng chừng là vấn đề vô hại, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Tốt nhất, khi phát hiện mụn cóc ở các em bé, cha mẹ nên chủ động theo dõi, cho con đi khám và điều trị sớm. Vậy tình trạng mụn cóc xuất hiện ở trẻ nhỏ thường được điều trị như thế nào?

1. Tình trạng mụn cóc ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Mụn cóc là tình trạng khá quen thuộc đối với chúng ta, đây là một trong những dạng bệnh nhiễm trùng da thường gặp. Các bác sĩ cho biết virus HPV chính là tác nhân khiến mụn cóc hình thành, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, làm mất thẩm mỹ.

Trên thực tế, tình trạng này xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi, cụ thể mụn cóc ở trẻ em là phổ biến hơn cả. Bởi vì các bé còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Thói quen cắn móng tay, đi chân đất của trẻ sẽ tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập và cơ thể và khiến mụn cóc hình thành.

Mụn cóc ở trẻ em khiến bé cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngàyMụn cóc ở trẻ em khiến bé cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày

Nhìn chung, mụn cóc không gây cảm giác đau đớn, ngứa rát cho trẻ nếu bé không chạm vào chúng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị mụn cóc ở trẻ sơ sinh. Trong sinh hoạt hàng ngày, bé sẽ không tránh khỏi việc va chạm vào mụn cóc, lúc này các đốm mụn chịu ma sát liên tục sẽ gây cảm giác đau, khó chịu. Đây là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Thông thường, mụn cóc ở trẻ em xuất hiện các khu vực ngón tay hoặc bàn chân, bàn tay. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chơi đùa, khám phá thế giới xung quanh, bé rất dễ bị thương ngoài da tại các khu vực này. Đây là cơ hội để virus HPV tấn công và hình thành mụn cóc.

2. Các loại mụn cóc thường gặp ở trẻ nhỏ

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: có những loại mụn cóc nào? Việc nắm được đặc điểm và các loại mụn cóc là vô cùng cần thiết. Nhờ vậy, các bậc phụ huynh nhanh chóng phát hiện vấn đề sức khỏe của con và chủ động cho bé đi điều trị. Đây là cách tốt nhất để loại bỏ mụn cóc ở trẻ em, giúp bé thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Mụn cóc lòng bàn chân là dạng khá phổ biếnMụn cóc lòng bàn chân là dạng khá phổ biến

Đa số trẻ nhỏ sẽ gặp phải mụn cóc thông thường, chúng xuất hiện chủ yếu ở bàn tay, cụ thể là gần móng tay - vị trí rất dễ trầy xước khi bé hiếu kỳ khám phá thế giới xung quanh, chơi đùa,… Đặc điểm nhận biết mụn cóc thông thường khá đơn giản, trông các nốt mụn cóc khá giống hình mái vòm, khi chạm vào bạn cảm thấy cứng, thô. Các bậc phụ huynh nên chú ý đặc điểm, vị trí xuất hiện của dạng mụn cóc này nhé!

Bên cạnh đó, nhiều trẻ em được phát hiện có mụn cóc ở lòng bàn chân, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của bé. Bởi vì lòng bàn chân là nơi thường xuyên tiếp xúc với mặt đất, chính vì thế bé sẽ cảm thấy đau, giống như đang dẫm phải đồ vật sắc nhọn. Cảm giác khó chịu này khiến trẻ thường đau, lười vận động đi lại hơn. Mụn cóc ở lòng bàn chân khiến vùng da xung quanh cứng hơn, xung quanh có nhiều đốm đen,… Nếu phát hiện đặc điểm mụn cóc ở trẻ em như đã nêu trên, cha mẹ nên chủ động theo dõi và cho con đi điều trị sớm.

Nếu các nốt mụn cóc xuất hiện ở quanh mắt, mũi hoặc miệng của trẻ thì đây là mụn có Filiform. Nhìn chung, đặc điểm nhận biết của loại mụn cóc này tương tự như mụn cóc thông thường, chỉ khác vị trí xuất hiện. Chính vì thế các bậc phụ huynh dễ dàng nhận ra và sớm điều trị cho trẻ, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của con.

3. Góc giải đáp: Mụn cóc có nguy cơ lây lan hay không?

Như đã phân tích ở trên, virus HPV là nguyên nhân chính gây mụn cóc ở trẻ em, vậy chúng có dễ lây lan hay không? 

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc bản thân, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc bản thân, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Đa phần trẻ nhỏ chưa tự ý thức được việc chăm sóc sức khỏe, giữ vệ sinh cá nhân, chính vì thế các bé rất dễ lây nhiễm virus HPV nếu không may chạm vào mụn cóc của người bệnh, hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh và tiếp xúc với dịch do mụn vỡ ra. Như vậy, mụn có có nguy cơ lây lan từ người sang người, chính vì thế cha mẹ nên quan tâm tới trẻ nhiều hơn, chủ động giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho bé để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Bên cạnh đó, các nốt mụn cóc có khả năng lây lan rộng trên cơ thể của trẻ nhỏ, bởi vì các em có thói quen gãi, chạm vào mụn cóc khiến chúng vỡ ra. Nhờ vậy, virus tiếp tục lây lan sang các vùng da xung quanh, nhất là các khu vực da nhạy cảm, đang có vết thương hở,…

4. Kinh nghiệm trị mụn cóc ở trẻ em

Việc điều trị mụn cóc ở trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh, nhìn chung để trị dứt điểm tình trạng này, cha mẹ hãy cố gắng kiên trì thực hiện liệu trình cho bé. Sau khoảng 1 - 2 năm, tình trạng mụn cóc sẽ được cải thiện rõ rệt nhất.

Chúng ta cần kiên trì khi điều trị mụn cóc

Chúng ta cần kiên trì khi điều trị mụn cóc

Trong điều trị mụn cóc, các bác sĩ thường tập trung loại bỏ mụn và kiểm soát ảnh hưởng của virus đối với hệ miễn dịch. Chúng ta nên duy trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bởi vì mụn cóc thường tái phát sau một thời gian ngắn, tốc độ lây lan tương đối nhanh chóng.

Để xây dựng phác đồ điều trị thích hợp, bác sĩ cần xác định loại mụn cóc và mức độ nghiêm trọng của chúng. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng các phương pháp ít xâm lấn, không gây đau đớn, khó chịu. Cụ thể, bé sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da (ví dụ như sản phẩm chứa axit salicylis), liệu pháp đông lạnh, sử dụng băng keo chuyên dụng dán vào mụn cóc,... 

Trong trường hợp mụn cóc ở trẻ em không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ da liễu sẽ tiến hành các phương án điều trị chuyên sâu. Tốt nhất, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị các vấn đề da liễu để tăng hiệu quả điều trị cho trẻ. Một trong những đơn vị được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 26 năm hoạt động. Nếu có nhu cầu khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín hàng đầu

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín hàng đầu

Hy vọng rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh sẽ quan tâm nhiều tới tình trạng mụn cóc ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tốt nhất cha mẹ nên cho bé đi điều trị sớm để cải thiện sức khỏe và chất lượng sinh hoạt hàng ngày.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.