Tin tức

Cân nặng thai nhi và bí quyết giúp bé phát triển toàn diện

Ngày 30/09/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong suốt khoảng thời gian mang thai, sự phát triển của em bé là vấn đề được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Biết được thay đổi cũng như cân nặng thai nhi ở từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ theo dõi và có hướng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề cân nặng của thai nhi?

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, sức khỏe của mẹ và bé là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển và cân nặng khác nhau, có mẹ bầu tăng cân nhanh nhưng cũng có mẹ tăng cân ít. Điều này khiến nhiều thai phụ lo lắng về cân nặng thai nhi của mình. Chính vì thế, trong quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý theo dõi cân nặng không chỉ của mình mà cả của thai nhi.

Các mẹ bầu nên chú ý theo dõi cân nặng của thai nhi Các mẹ bầu nên chú ý theo dõi cân nặng của thai nhi

Việc mẹ bầu quan tâm và theo dõi cân nặng thai nhi theo từng giai đoạn sẽ giúp họ nắm được em bé có đang phát triển bình thường hay không. Thai nhi có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm nếu phát triển quá nhỏ hoặc quá lớn so với bình thường. Đồng thời việc theo dõi cân nặng của thai nhi cũng giúp mẹ kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện sao cho hợp lý để thai nhi có thể phát triển và lớn lên một cách tốt nhất.

2. Cân nặng của mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Cân nặng của mẹ bầu trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cân nặng của thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu tăng quá ít cân là dấu hiệu cho thấy các dưỡng chất không được cung cấp đầy đủ để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ sinh non tăng cao. Ngược lại, khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ khiến quá trình chuyển dạ và sinh con khó khăn hơn, khả năng sinh mổ là rất cao.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người mẹ nên tăng từ 10 - 12kg, những mẹ bầu mang song thai thì nên tăng từ 16 - 20kg trong suốt thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

3. Cách đo cân nặng và chiều dài của thai nhi

Thông thường, cân nặng thai nhi sẽ được tính từ tuần mang thai thứ 8 trở đi bởi trước đó thai nhi còn rất nhỏ. Cách đo cân nặng và chiều dài thai nhi cụ thể như sau:

Từ tuần thứ 8 - 12:

Ở thời điểm này, chân của thai nhi bị uốn cong trong bào thai nên rất khó để xác định được cân nặng và chiều dài của em bé. Chúng ta chỉ có thể đo được chiều dài đầu mông bằng cách đo chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi.

Từ tuần thứ 20 trở đi:

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh, cân nặng của thai nhi sẽ phát triển đến mức tối đa, các đường nét cuối cùng trên cơ thể của trẻ cũng được hoàn thành.

Mỗi em bé sẽ có sự phát triển nhanh chậm khác nhau và mức cân nặng khác nhau. Chính vì thế, WHO đã đưa ra bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi để các mẹ có thể dựa vào đó và theo dõi sự phát triển của con mình. Một thai nhi đủ tháng và phát triển bình thường sẽ đạt được chiều dài trung bình (tính từ đầu tới chân) khoảng 51,2 cm và cân nặng trung bình khoảng 3,5 kg.

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn cho các mẹ tham khảo

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn cho các mẹ tham khảo

4. Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân ở các tuần tuổi có bị ảnh hưởng hay không?

Theo các chuyên gia phụ sản khoa, thai nhi dù thừa cân hay thiếu cân vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

Trường hợp thai nhi phát triển thừa cân so với tuổi thai:

  • Đối với mẹ bầu: những thai nhi thừa cân thường có kích thước lớn sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ ở giai đoạn cuối thai kỳ. Trong quá trình sinh nở, thai phụ cũng gặp phải nhiều khó khăn khi chuyển dạ và sinh con, có nhiều trường hợp có thể bị tổn thương đường sinh dục, thậm chí là vỡ tử cung khi chuyển dạ,...

  • Đối với thai nhi: thai nhi phát triển lớn hơn và nặng hơn so với tuần tuổi có thể phải đối mặt với các bệnh như: suy hô hấp, suy tim, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa,… Nếu các mẹ không điều chỉnh chế độ sinh dưỡng sao cho hợp lý, em bé sinh ra sẽ bị thừa cân béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

Trường hợp thai nhi phát triển thiếu cân so với tuổi thai:

  • Đối với mẹ bầu: thai nhi bị thiếu cân là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của các mẹ chưa đảm bảo đủ dinh dưỡng. Các mẹ có thể bị suy nhược cơ thể hoặc mắc bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

  • Đối với thai nhi: thai nhi nhỏ hơn so với tuần tuổi khi sinh ra rất có thể sẽ bị thiếu cân, có nguy cơ mắc một số bệnh như: viêm phổi, hạ đường huyết, đa hồng cầu,… Trẻ em sinh ra bị thiếu cân có thể khiến chỉ số thông minh và chỉ số vận động thấp hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé

Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé

5. Bí quyết giúp cân nặng thai nhi phát triển toàn diện theo đúng tiêu chuẩn

  • Trong thời gian này, mẹ bầu không nên thực hiện chế độ ăn kiêng, không cần thiết phải ăn quá nhiều nhưng cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.

  • Cần xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, tránh vận động mạnh. Các mẹ có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể thoải mái, tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Thăm khám thai theo định kỳ để nắm được sự phát triển cũng như cân nặng của em bé theo tuần tuổi để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và nhận được lời tư vấn hữu ích cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi

Các mẹ hãy theo dõi cân nặng của em bé theo từng tuần để điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp cân nặng thai nhi chênh lệch nhỏ hoặc lớn hơn không nhiều so với mức tiêu chuẩn thì các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Mọi thắc mắc của các bậc cha mẹ trong quá trình mang thai cần giải đáp, hãy liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua hotline: 1900 56 56 56 để được giải đáp kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.