Tin tức

Cần xử lý ra sao khi bị đau thắt lưng sau khi chơi thể thao?

Ngày 22/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tình trạng đau thắt lưng sau khi chơi thể thao không phải là một hiện tượng hiếm gặp mà ai cũng có thể mắc phải. Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên lưng cùng lúc và kéo dài trong khoảng từ 1 - 2 ngày, có khi là cả tuần. Nếu người bệnh bị đau lâu ngày không có biện pháp xử lý hoặc điều trị sai cách thì rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân nào dẫn tới đau thắt lưng sau khi chơi thể thao?

Một người bị đau thắt lưng sau khi chơi thể thao có thể là do hiện tượng căng dây chằng hoặc căng cơ ở vùng lưng. Đây thường là kết quả khi thực hiện sai kỹ thuật hoặc luyện tập với tư thế không đúng. 

Bên cạnh đó, nếu bỏ qua bước khởi động ban đầu trước khi chơi bất kỳ một môn thể thao nào, chơi sai cách hoặc gắng sức quá độ đều có thể khiến cho người chơi gặp chấn thương. Đặc biệt là khi người chơi thực hiện các động tác xoay vặn, gập lưng quá mức sẽ làm cho vùng cột sống thắt lưng gặp tổn thương. Ví dụ:

  • Bộ môn tennis: khi chơi tennis nhiều khi phải đòi hỏi người chơi xoay lưng khi đánh bóng phía trước hoặc đỡ bóng ở phía sau. Nếu người chơi thực hiện đột ngột và quá mức sẽ khiến cho các bộ phận như đĩa đệm cột sống, cơ gân, dây chằng và các khớp gặp áp lực lớn dẫn tới đau thắt lưng. Điều này có thể xảy ra tương tự như khi  chơi cầu lông hoặc bóng chuyền,...

  • Nâng tạ: đây là hoạt động dễ gây đau thắt lưng cột sống nhất do thường xuyên làm gia tăng áp lực lên thắt lưng. Đối với những người trung niên hoặc người lớn tuổi, đĩa đệm cột sống thường gặp tình trạng mất nước, chất gel bôi trơn khô dần, đĩa đệm ma sát với các đốt xương nhiều hơn nên mỏng đi, giòn hơn dễ khiến cột sống gặp chấn thương. Bên cạnh khả năng chấn thương dây chằng và các bó cơ, người tập tạ còn có nguy cơ cao bị khuyết eo đốt sống.

Nâng tạ là môn thể thao dễ gặp chấn thương vùng thắt lưng

Nâng tạ là môn thể thao dễ gặp chấn thương vùng thắt lưng

  • Chơi golf: môn thể thao này vốn yêu cầu nhiều động tác xoay người khi vung gậy, tạo nên lực căng vùng cột sống thắt lưng. Khi lực căng vượt mức chịu đựng hoặc lặp lại trong thời gian dài sẽ gây triệu chứng đau và thường xuất hiện ở vùng thắt lưng bên phải (do đa phần người chơi thuận tay phải).

  • Chạy xe đạp: đi kèm với lợi ích tăng cường sức mạnh cho bụng và cơ chân, môn thể thao đạp xe còn gây nên một tác động không nhỏ đến cột sống thắt lưng của người tham gia. Các động tác quen thuộc của việc đạp xe như nghiêng phần hông từ bên này sang bên kia, hoặc có những người hay ngồi lệch hông sang một bên sẽ làm lệch xương sống. Nếu cả chân lẫn cơ hông đồng thời tạo một lức rất mạnh khi đạp xe nhưng lưng chưa kịp phản ứng lại để theo kịp tốc độ này thì sẽ gây nên hiện tượng căng cơ và đau thắt lưng.

2. Biểu hiện đau thắt lưng sau khi chơi thể thao 

Một số biểu hiện dưới đây có thể là triệu chứng của đau thắt lưng sau khi chơi thể thao:

  • Đột nhiên bị đau nhói hoặc đau âm ỉ ở vùng cột sống thắt lưng;

  • Cảm giác đau tăng nặng khi ngồi, đứng lâu hoặc khi chạy nhảy. Nếu nằm xuống để nghỉ ngơi thì sẽ thấy bớt đau;

  • Càng để lâu thì sẽ càng đau nhiều hơn nhất là khi cử động. Cơn đau vùng lưng có thể lan dần xuống mông, đùi, hoặc háng;

  • Lưng trở nên đơ cứng, khó khăn trong việc khom cúi người và phải đi ưỡn ngực.

3. Cách xử trí tại chỗ khi bị đau thắt lưng

Nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau thắt lưng, người bệnh cần:

  • Ngừng chơi thể thao ngay khi biểu hiện đau thắt lưng bắt đầu nhen nhóm;

  • Thực hiện động tác xoa bóp nhẹ để làm giãn cơ lưng;

  • Chỉ cử động khi đã thấy bớt đau và hạn chế tối đa các động tác cũng như tư thế khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn;

  • Nằm nghỉ theo tư thế mà người chơi cảm thấy thoải mái nhất. Không nằm quá lâu vì có thể khiến lưng càng đau hơn;

  • Dùng túi chườm đá ướm vào vùng lưng bị đau;

  • Nếu sau khoảng 2 ngày mà tình trạng đau vẫn không thuyên giảm, thậm chí càng đau hơn, cơn đau lan xuống chân thì bệnh nhân cần phải đi khám chuyên khoa chấn thương ngay, tránh để lâu nguy cơ biến chứng sẽ càng cao;

  • Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định chụp X-quang, loại trừ các nguyên nhân khác dẫn tới đau lưng. Sau đó người bệnh có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, uống thuốc giảm đau và tập những bài tập phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Các bước tập phục hồi cải thiện tình trạng đau thắt lưng sau khi chơi thể thao

Sau khi tình trạng đau thắt lưng đã giảm bớt đáng kể, người bệnh cần áp dụng bài tập phục hồi theo 3 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1:

Hồi phục các chức năng bình thường của các khớp bằng cách: vận động nhẹ nhàng, kéo căng từ từ các cơ ở lưng, đùi và háng.

Giai đoạn 2: 

Tập tăng cường sức mạnh ở cơ lưng và bụng đúng cách. Lấy lại sự thăng bằng cho hệ cơ xương khớp.

Tập xoay lưng từ nhẹ đến mạnh để cải thiện chứng đau thắt lưng sau khi chơi thể thao

Tập xoay lưng từ nhẹ đến mạnh để cải thiện chứng đau thắt lưng sau khi chơi thể thao

Giai đoạn 3: 

Trở lại hoạt động tập luyện và thi đấu:

  • Làm nóng cơ thể kỹ lưỡng với các bài khởi động toàn thân, đặc biệt là vùng thắt lưng;

  • Nên tập với mức độ nhẹ nhàng, tránh kích thích mạnh làm tái phát đau thắt lưng cột sống: bước ngắn, đánh bóng vào tường không quá 2m, không rướn người, với bóng, xoay người quá độ;

  • Tăng cường độ và thời gian khi tập các động tác bóng, theo mức độ từ đơn giản tới phức tạp: tạt bóng, xoẹt nhẹ,... từ không xoay vặn lưng, hạn chế vặn lưng tới xoay nhẹ và cuối cùng là xoay tối đa.

5. Làm thế nào để phòng tránh bị đau thắt  lưng trở lại?

MEDLATEC tiết lộ một số tips sau đây sẽ giúp bạn phòng ngừa hoặc hạn chế tình trạng đau thắt lưng sau khi chơi thể thao:

  • Tránh duy trì những tư thế xấu như còng, khom lưng, vặn người trong thời gian dài khi sinh hoạt hàng ngày;

  • Trước khi thi đấu hay tập luyện một bộ môn thể thao nào đó đều phải làm nóng người, khởi động và làm nguội kỹ càng sau mỗi buổi tập luyện (ít nhất 10 phút);

  • Thực hiện đúng động tác, nếu làm sai cần ý thức chỉnh lại cho đúng để không gây áp lực lên thắt lưng;

  • Duy trì thói quen tập cơ bụng và cơ lưng ít nhất 2 lần/tuần;

  • Trong lúc tập và sau khi tập luyện đều mang đai cố định cột sống;

  • Cường độ tập luyện và thi đấu tăng dần một cách từ từ, không đột ngột;

  • Khi thực hiện các động tác thể thao, cần tập luyện lấy lại thăng bằng thật tốt;

  • Lựa chọn loại giày nhẹ, giảm sốc phù hợp với mặt sân;

  • Nếu bạn là một người yêu thích bộ môn tập tạ, cần chú ý những điều sau:

  • Trong quá trình tập luyện cần giữ vai ổn định, tránh tư thế cong tròn vùng lưng;

  • Khi nâng tạ lên cần cơ bóp cơ mông để kích hoạt xương chậu và giảm áp lực lên lưng dưới;

  • Ban đầu thay vì nâng tạ tự do nên dùng máy tập thể dục;

  • Không nâng tạ với trọng lượng quá nặng, dùng tạ nhẹ hơn nhưng có thể lặp lại nhiều lần;

  • Tránh những động tác tập tạ có nguy cơ cao gây chấn thương vùng lưng như: cử tạ giật, cử tạ đẩy, deadlift, đứng tấn. Nếu muốn tập thì hãy nhờ đến huấn luyện viên chuyên nghiệp trợ giúp bạn.

Mỗi lần trước khi chơi một môn thể thao nào đó, người chơi cần phải khởi động thật kỹ

Mỗi lần trước khi chơi một môn thể thao nào đó, người chơi cần phải khởi động thật kỹ

Trong trường hợp bạn đang bị đau thắt lưng sau khi chơi thể thao, bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chấm dứt sớm tình trạng này. Tư vấn viên luôn sẵn sàng lắng nghe và sắp xếp lịch khám thuận tiện nhất cho bạn!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.