Tin tức
Cảnh giác với nang giáp lưỡi
- 06/01/2022 | Phương pháp điều trị nang giáp xuất huyết phổ biến nhất hiện nay
- 04/06/2022 | Người bệnh nên biết: Nang giáp kích thước bao nhiêu cần phải mổ?
- 08/06/2023 | Bệnh u nang giáp móng: Triệu chứng và phương pháp điều trị
1. Hiểu thêm về nang giáp lưỡi
Nang giáp lưỡi được coi là một dạng dị tật xuất hiện từ khi sinh ra. Trường hợp này được gọi là dị tật bẩm sinh và thường gặp nhất ở vùng cổ. Nang giáp lưỡi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau, nhiều hơn ở trẻ em từ 2 tuổi đến 10 tuổi.
Căn bệnh này xuất hiện khi quá trình hình thành tuyến giáp thất bại. Cụ thể, trong giai đoạn bào thai của người bình thường, tuyến giáp có hướng đi về phía trước hoặc xuống dưới phần cổ. Trong khi đó, ống giáp lưỡi dần biến mất cùng quá trình phát triển của bào thai. Một khi quá trình này thất bại sẽ hình thành nên nang giáp lưỡi, dẫn đến em bé khi sinh ra sẽ bị tật ở vùng đó.
Nang giáp lưỡi là một dị tật bẩm sinh
Chúng ta không thể biết chính xác vị trí nang giáp lưỡi xuất hiện. Nhưng phần lớn nang giáp lưỡi sẽ nằm ở cuối đấy lưỡi kéo dài tới thùy giáp, bên trên xương móng, trên xương ức hoặc giữa xương móng và sụn giáp. Theo nghiên cứu, mức độ xuất hiện của nang giáp lưỡi ở ba vị trí này lần lượt theo chỉ số 2%, 24%, 13%, 60%.
2. Dấu hiệu nhận biết nang giáp lưỡi
Nang giáp lưỡi xuất hiện ở vùng giữa cổ tạo nên một sức ép rất lớn, khiến việc hô hấp gặp khó khăn. Về căn bản, nang giáp lưỡi là một khối u chứa dịch nhầy và thường có biểu hiệu rõ ràng. Cụ thể:
- Các nang di chuyển đều theo nhịp nuốt của bạn, kèm theo cảm giác cộm vướng.
- Kích thước u dao động từ 1- 4cm, không gây đau đớn.
- Giọng nói có thể bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Dần hình thành nên giọng hạt thị.
Trong trường hợp bệnh nhân nặng, các nang bị bục vỡ, bội nhiễm gây dò dịch khiến đau nhức. Lúc này, những biểu hiện thường thấy như:
- Dịch rỉ ra có màu trắng đục hoặc trắng trong.
- Miệng lỗ rò có kích thước không lớn.
- Vị trí lỗ rò thường xuất hiện ở vùng giữa cổ, ngay chỗ các nang xuất hiện và giáp với xương móng.
Dò dịch nang được xác định là giai đoạn nguy hiểm, cũng đồng thời là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Bởi vậy, người mắc cần theo dõi sát sao quá trình phát triển của bệnh để có hướng điều trị kịp thời.
Nang giáp lưỡi có triệu chứng cụ thể
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nang giáp lưỡi sẽ không có bất kì một triệu chứng rõ ràng nào, khiến người mắc dễ bị nhầm lẫn với các loại hạch ở cùng cổ thông thường. Chỉ khi được phát hiện một cách tình cờ khi đi thăm khám. Vậy cụ thể có những phương pháp chẩn đoán bệnh nào?
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nang giáp lưỡi
Cùng với sự phát triển của y khoa, tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều phương pháp có thể chẩn đoán chính xác bệnh nang giáp lưỡi. Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Chẩn đoán
Trước khi đưa ra bất kì một chẩn đoán nào người bệnh cũng phải tiến hành các bước kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp. Sau đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể bằng những phương pháp phổ biến sau:
- Siêu âm cổ: là phương pháp đại trà nhưng không đem lại hiệu quả quá cao. Những phát hiện chỉ mang tính khái quát và có thể bị nhầm lẫn sang các căn bệnh về cổ thông thường.
- CT scanner: là phương pháp hiệu quả, đem lại giá trị cao trong việc phát hiện u nang giáp lưỡi. CT scanner có thể xác định đúng vị trí nang xuất hiện và kích thước của chúng.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị nang giáp lưỡi hiệu quả
Ngoài ra, còn một số phương pháp chẩn đoán khác như:
- Sinh hoá máu.
- Chụp MRI cổ.
- Xạ hình tuyến giáp.
- Chọc dò tìm khối u.
- Chụp X-quang đường rò có cản quang.
Điều trị
Thông thường, các phương pháp điều trị sẽ được các bác sĩ đưa ra dựa theo tình trạng bệnh của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được áp dụng để loại bỏ khối u nang giáp lưỡi:
- Phẫu thuật Sistrunk: là phương pháp đem lại hiệu quả tối ưu nhất và được áp dụng rộng rãi với đa số người mắc u nang giáp lưỡi. Đây cũng là phương pháp giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh hiệu quả.
- Điều trị bảo tồn: là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh dưới dạng viên nén để uống hoặc được tiêm trực tiếp vào cơ thể người bệnh. Có thể kết hợp sử dụng cùng thuốc kháng viêm trong một thời gian dài.
- Rạch da ngang cổ u nang: hay còn gọi là tiểu phẫu.
- Mổ dưới gây mê nội khí quản.
4. Biến chứng của nang giáp lưỡi
Nang giáp lưỡi gây ra nhiều biến chứng khác nhau, ngay cả khi đã được phẫu thuật.
Không được phẫu thuật
Nang giáp lưỡi nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như: suy tuyến giáp, ung thư giáp lưỡi,... Bên cạnh đó, tình trạng rò rỉ mủ ngày càng diễn biến xấu gây viêm nhiễm cấp tính. Duy trì tình trạng này trong thời gian dài, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nang giáp lưỡi gây ra nhiều biến chứng khác nhau
Sau khi phẫu thuật
Thậm chí sau khi phẫu thuật, nang giáp lưỡi cũng gây ra một số biến chứng nhất định. Nếu phẫu thuật không thành công, vết mổ có khả năng cao sẽ bị nhiễm trùng và tụ máu. U khi chưa diệt tận gốc sẽ có thể tái phát trong thời gian ngắn sau đó. Đây có thể là do trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã bỏ sót cắt phần thân xương móng hoặc không lấy được hết khối u. Nếu nặng hơn, bệnh sẽ gây chèn ép đến các dây thần kinh thanh quản trên và dây thần kinh hạ nhiệt.
Nang giáp lưỡi là một dị tật xuất hiện ở vùng cổ mang tới ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Để hạn chế các biến chứng lâu dài và đảm bảo chức năng cho thanh quản của bạn, hãy tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ số hotline 1900 56 56 56 để được đặt lịch thăm khám trong thời gian sớm nhất nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
