Tin tức
Cây ngân hạnh: Chi tiết công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ dân gian
- 14/08/2024 | Dùng cây đại tướng quân để chữa bệnh, những điều bạn nên biết
- 19/08/2024 | Cây đác - món ăn ngon, dược liệu tốt cho sức khỏe
- 20/08/2024 | Cây xấu hổ: công dụng và bài thuốc chữa bệnh được dân gian tin dùng
1. Khái quát đặc điểm sinh học cây ngân hạnh
Cây ngân hạnh (công tôn thụ, áp cước tử, bạch quả) thuộc họ Bạch quả, thân cao 20 - 30m với nhiều cành dài. Cành có nhiều nhánh rất ngắn chứa lá với phần cuống dài.
Lá cây ngân hạnh hình rẻ quạt, mọc thuôn dần về gốc, chia thành 2 thùy bởi phần gân ở chính giữa. Phần cuống lá dài hơn so với phần phiến lá.
Quả ngân hạnh to gần bằng quả mận, bên trong là lớp thịt dày màu vàng, mùi bơ khét khó chịu.
Cây ngân hạnh thuộc dạng đơn tính khác gốc, có những cây chỉ mang hoa cái lại có những cây chỉ mang hoa đực. Cây đậu quả nhờ sự thụ phấn giữa hoa đực với hoa cái.
Trên thế giới, cây ngân hạnh có nhiều ở Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Lá và quả của cây ngân hạnh
2. Thành phần hóa học và cách khai thác, sử dụng dược liệu cây ngân hạnh
2.1. Thành phần hóa học
- Lá cây Ngân hạnh có nhiều thành phần hóa học như:
+ Tecpen: Ginkgolide, Biloblit.
+ Flavonoic: Aglycon, Flavonol, Glucoza, Rhamnose.
+ Axit hữu cơ: Hydroxykinurenic, Parahydroxybenzoic, Parahydroxybenzoic, Vanillic.
- Thịt quả ngân hạnh có chứa: chất béo, tinh bột, đạm, đường và tro.
2.2. Cách khai thác, sử dụng cây ngân hạnh dược liệu
Phần lá và hạt của quả ngân hạnh được dùng làm dược liệu. Quả ngân hạnh sau khi thu hoạch sẽ bỏ vỏ và phần thịt bên trong để lấy phần hạt đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Lá ngân hạnh là dược liệu mang tên ngân hạnh diệp, cũng được sơ chế bằng cách phơi hoặc sấy khô để cất trong túi kín, ở nơi khô thoáng, không có côn trùng.
Phần thịt từ quả ngân hạnh có thể dùng với liều tối đa 10 - 20g/ngày ở dạng tán bột, nướng chín hoặc sắc nước uống. Thành phần trong thịt quả ngân hạnh có độc nên không được ăn sống.
3. Công dụng của dược liệu cây ngân hạnh
3.1. Công dụng của cây ngân hạnh dược liệu theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm, ngân hạnh là dược liệu có vị ngọt xen đắng, tính ấm. Quả ngân hạnh nấu chín để ăn có thể chữa ho, hen, tiêu đờm, bổ phổi, chữa khí huyết trắng ở phụ nữ. Quả ngân hạnh tươi có thể sát trùng, tiêu độc, giải rượu, tiêu đờm. Dân gian thường dùng quả ngân hạnh chữa viêm phù khớp, viêm mũi, viêm phế quản, trị giun, cước chân do lạnh,...
Quả ngân hạnh nấu chín có thể chữa ho, viêm phế quản
3.2. Công dụng của cây ngân hạnh dược liệu theo y học hiện đại
- Chống oxy hóa
Sử dụng chiết xuất lá ngân hạnh với đặc tính chống oxy hóa cho người mắc bệnh lý mạn tính nhận thấy thành phần flavonoid và terpenoid có khả năng ức chế enzym cyclooxygenase‐2 tổng hợp prostaglandin làm giảm diễn tiến ung thư ruột kết. Đặc biệt, thành phần bilobalide từ quả ngân hạnh có thể làm tăng hoạt động của enzym chống oxy hóa, tăng khả năng tồn tại của tế bào.
- Phòng ngừa thoái hóa thần kinh
Chiết xuất từ lá ngân hạnh có khả năng ức chế sự hình thành Aβ từ protein tiền thân β-amyloid trong cơ chế sinh bệnh Alzheimer. Không những thế, chiết xuất này còn làm giảm quá trình chết và rụng của tế bào thần kinh - tác nhân dẫn đến thoái hóa thần kinh. Cũng nhờ đó mà mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer được giảm thiểu.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy lá cây ngân hạnh có thể kích thích tiết norepinephrine giúp cải thiện lưu lượng máu não.
- Bảo vệ tim mạch
Sử dụng chiết xuất từ lá ngân hạnh có thể giải phóng prostaglandin và oxit nitric từ đó tăng lưu lượng máu tới tim, chống tập kết tiểu cầu, chống oxy hóa để bảo vệ tim mạch.
- Phòng ung thư
Chiết xuất từ lá ngân hạnh có thể ngăn ngừa hóa học đối với kháng sinh, đặc tính chống oxy hóa và biểu hiện gen có nguy cơ gây ung thư. Trong đó, chiết xuất lá ngân hạnh với đặc tính chống oxy hóa có thể làm tăng khả năng chịu đựng của tế bào trước quá trình chống oxy hóa, giảm sự hình thành mạch máu cần cho quá trình di căn khối u ác tính.
Không những thế, chiết xuất từ lá ngân hạnh còn chứa terpenoit có thể thay đổi biểu hiện enzyme NO liên quan đến tiến triển bệnh ung thư. Cũng chiết xuất này làm biệt hóa tế bào cũng như quá trình chết rụng mRNA ung thư bàng quang, ung thư vú.
- Cải thiện cảm xúc và trí nhớ
Căng thẳng là nguyên nhân gây rối loạn chức năng ghi nhớ, giảm miễn dịch, tăng glucocorticoid, tăng mức độ cảnh giác,...
Sử dụng chiết xuất từ lá ngân hạnh có tác dụng cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa thoái hóa tế bào thần kinh nên cũng sẽ cải thiện trí nhớ.
4. Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây ngân hạnh
Quả ngân hạnh là vị thuốc có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh lý mạn tính
- Chữa cảm lạnh
+ Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu, 7 quả ngân hạnh.
+ Cách thực hiện: Xếp lá ngải cứu tạo hình như một cái tổ rồi cho 1 quả ngân hạnh vào giữa. Cứ làm như vậy với 7 quả ngân hạnh. Lấy giấy ướt bọc quanh tổ này rồi nướng cho đến khi thấy có mùi thơm thì bỏ giấy và lá ngải cứu đi, lấy phần quả để ăn.
- Chữa hen suyễn
+ Nguyên liệu: 8g tô tử, 12g ma hoàng, 8g khoản đông hoa, 8 tang bạch bì, 8g chế bán hạ, 21 quả ngân hạnh, 4g cam thảo, 6g hạnh nhân đã bỏ vỏ và phần đầu nhọn, 6g hoàng cầm sao qua.
+ Cách thực hiện: Toàn bộ nguyên liệu đem sao vàng rồi sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml thì chắt nước để chia thành 3 lần uống/ngày.
- Chữa đi tiểu nhiều, nước tiểu đục
+ Nguyên liệu: 10 quả ngân hạnh: 5 quả nấu chín, 5 quả để sống.
+ Cách thực hiện: Cả hai loại quả ngân hạnh này được dùng chia thành các bữa ăn trong ngày.
Cây ngân hạnh có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng những bài thuốc trên đây chỉ cung cấp thông tin tham khảo, người bệnh có ý định tìm hiểu để chữa trị bằng dược liệu này cần tìm đến bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn sử dụng đúng cách.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!