Tin tức

Chủ quan không tái khám, bệnh nhân bất ngờ cấp cứu vì cơn đau glôcôm cấp

Ngày 10/10/2017
Ban biên tập
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa tiếp nhận bệnh nhân V.T.T., (nữ, 71 tuổi, ở Hà Nội) đến khám cấp cứu và điều trị lưu thành công tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện.


Hình ảnh tăng nhãn áp của bệnh nhân bị glôcôm.

Xuất hiện triệu chứng đau nhức mắt trái, đau lan lên đầu, kèm nhìn mờ, chói sáng, buồn nôn từ đêm, nên sáng hôm sau bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám. Kết quả khám, bệnh nhân V.T.T.B bị mắt trái cơn  glôcôm cấp (glôcôm  góc đóng cơn cấp/ đục T3), mắt phải  glôcôm tiềm tàng/ I0L.

Khai thác tiền sử, bệnh nhân V.T.T., cho biết: Bệnh nhân đã điều trị một đợt thiên đầu thống, nhưng chủ quan nên không khám lại, vì vậy khi thấy có biểu hiện bất thường nên đến MEDLATEC khám.

Trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh nhân V.T.T., thạc sĩ, bác sĩ Phí Thùy Linh - Chuyên khoa Mắt cho biết: 11 giờ 30 phút, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám; kết quả: mắt trái đồng giãn mất phản xạ ánh sáng, kết mạc cương tụ, giác mạc phù, tủa sau giác mạc. Thị lực mắt phải 1/10, mắt trái: BBT 20 cm, 2 mắt qua lỗ thị lực không tăng. Kết quả đo nhãn áp mắt phải: 18/mmHg, mắt trái 29 /mmHg nên bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân dùng thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế và theo dõi nhãn áp tại khoa Cấp cứu.

Sau 2 giờ điều trị, bệnh nhân còn đau nhức mắt, đau đầu nhiều, không ăn uống, buồn nôn; đo nhãn áp có mắt phải: 20 mmHg, mắt trái nhãn áp tăng cao: 39mmHg và huyết áp cao 170/83 mmHg. Trước tình trạng nhãn áp không điều chỉnh với thuốc tra và thuốc uống, bác sĩ đã quyết định truyền dịch cấp cứu dung dịch Manitol 20% (Osmafundin) 200 ml xả thành dòng trong 20 phút cho bệnh nhân.

Với hướng xử lý quyết định và kịp thời, chỉ 30 phút sau, bệnh nhân đỡ đau đầu, nhưng mắt vẫn nhức, huyết áp giảm, nhãn áp mắt trái có xu hướng giảm dần nên tiếp tục theo dõi toàn trạng.

Đến 17 giờ chiều cùng ngày, bệnh nhân tỉnh, toàn trạng ổn định, không nôn, không đau đầu, ăn uống được, huyết áp bình thường 130/60 mmHg, nhãn áp 23 mmHg.


Bệnh glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa sau đục thủy tinh thể.

Bệnh glôcôm, hay bệnh thiên đầu thống, là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa sau đục thủy tinh thể. Đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng nhãn áp và tổn hại lớp sợi thần kinh võng mạc gây chết các tế bào thần kinh dẫn đến mù lòa không hồi phục.

Nhân trường hợp bệnh nhân V.T.T., thạc sĩ Phí Thùy Linh khuyến cáo:

-  Tất cả bệnh nhân trên 35 tuổi nên đo nhãn áp, khám mắt định kỳ. Bởi mắt của người Việt Nam nằm trong đặc điểm chung của người châu Á: nhãn cầu nhỏ, góc tiền phòng hẹp nên có nguy cơ tăng nhãn áp cao và khởi phát cơn  glôcôm  cấp nguy hiểm. Vì nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn tới sợi dây thần kinh thị lực mạc gây lòa vĩnh viễn.

- Bệnh nhân glôcôm hoặc nghi ngờ glôcôm cần được chẩn đoán sớm, điều trị lâu dài và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.