Tin tức

Chuyên gia giải đáp: Vì sao phụ nữ giảm ham muốn khi mang thai?

Ngày 11/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Giảm ham muốn khi mang thai vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm bởi đây là tình trạng phổ biến nhưng các mẹ lại có tâm lý ngại chia sẻ. Vậy nguyên nhân nào gây giảm ham muốn ở mẹ bầu? Liệu đây có phải hiện tượng gì đó bất thường? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp mọi thắc mắc.

1. Ham muốn của phụ nữ khi mang thai như thế nào?

Các nghiên cứu về hành vi tình dục của phụ nữ mang thai cho thấy đa số chị em có xu hướng giảm ham muốn, không còn hứng thú, thậm chí sợ hãi khi nghĩ đến “chuyện ấy”. Đặc biệt, không chỉ giảm ham muốn mà cảm giác thỏa mãn trong mỗi lần “gần gũi” chồng cũng ít hơn.

Điều này thường xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai. Bởi lúc này, người phụ nữ có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, vừa lo sợ việc quan hệ có thể ảnh hưởng đến thai nhi mới hình thành, vừa bị mỏi mệt do ốm nghén và thay đổi nội tiết tố. Đó là lý do hầu hết chị em phụ nữ đều bị giảm ham muốn khi mang thai.

2. Giảm ham muốn khi mang thai liệu có bất thường?

Thực tế, nhu cầu hay ham muốn tình dục của mỗi người là khác nhau. Trong quá trình mang thai, sẽ có người cảm thấy hứng thú và muốn “gần gũi” chồng nhiều hơn. Ngược lại, sẽ có người thường xuyên mệt mỏi và né tránh chuyện này. Nhìn chung, xu hướng tình dục khi mang thai ít nhiều có thay đổi và dao động.

Rất nhiều mẹ bầu bị giảm ham muốn khi mang thai do sự thay đổi lớn về tâm sinh lý

Rất nhiều mẹ bầu bị giảm ham muốn khi mang thai do sự thay đổi lớn về tâm sinh lý

Việc tăng hay giảm ham muốn khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Nhất là trong 3 tháng đầu, với những chị em bị nghén nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng u uất, tính khí khó chịu, chưa thích ứng được với những thay đổi của cơ thể thì nhu cầu tình dục giảm là hết sức bình thường. Tình trạng này sẽ hết vào những tháng tiếp theo, khi cảm giác nghén không còn và cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần thoải mái hơn.

3. Nguyên nhân nào khiến phụ nữ giảm ham muốn khi mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối” của phụ nữ trong quá trình mang thai. Nếu chị em bị giảm ham muốn khi mang thai thì nguyên nhân có thể đến từ sự thay đổi bên trong cơ thể và cả sự tác động của các yếu tố bên ngoài. 

Quá nhiều thay đổi

Mang thai có lẽ là bước ngoặt lớn nhất của người phụ nữ. Và chính vì bước ngoặt quan trọng này mang đến nhiều thay đổi lớn trong cơ thể lẫn suy nghĩ nên nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng, căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên nên cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sinh ra cảm giác không muốn “gần” chồng, xa lánh chuyện phòng the.

Buồn nôn, ói mửa 

Đại đa số mẹ bầu sẽ bị ốm nghén trong quá trình mang thai. Những người bị nghén nặng thường ói mửa nhiều hoặc luôn trong cảm giác muốn buồn nôn. Tình trạng này kéo dài khiến các mẹ không còn tâm trí để nghĩ đến chuyện khác, trong đó có chuyện phòng the. Hầu hết mẹ bầu giảm ham muốn khi mang thai đều là những người bị nghén nghiêm trọng, thậm chí là nghén trong suốt thai kỳ. 

Ốm nghén, mệt mỏi, suy nhược khiến mẹ bầu bị giảm ham muốn tình dục

Ốm nghén, mệt mỏi, suy nhược khiến mẹ bầu bị giảm ham muốn tình dục

Tinh thần sa sút

Ốm nghén nặng cộng với việc cơ thể có nhiều thay đổi để thích ứng với việc hình thành và nuôi dưỡng bào thai nên tinh thần mẹ bầu bị sa sút, không đủ hưng phấn để có thể duy trì những “cuộc yêu” với chồng như lúc trước mang thai. 

Thay đổi hormone

Thay đổi hormone là nguyên nhân chính gây giảm ham muốn khi mang thai. Rất ít chị em có thể duy trì được số lần “gần gũi” chồng như trước, còn lại hầu hết chị em đều cảm thấy thờ ơ, lạnh nhạt, thậm chí là cố tình xa lánh chồng. 

Lo âu, sợ hãi

Điều này thường xảy ra với những mẹ bầu mang thai lần đầu. Khi đó, lúc nào trong tâm trí họ cũng xuất hiện nỗi lo lắng làm “chuyện ấy” khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của em bé trong bụng. Và chính sự sợ hãi, lo âu này dẫn đến nhu cầu tình dục suy giảm, không còn ham muốn. 

Ưu tiên cho em bé

Cùng với nỗi lo lắng cho sự an toàn của em bé, một số chị em cảm thấy háo hức, hân hoan chào đón “thành viên nhí” ra đời nên bỏ qua chuyện “chăn gối”. Lúc này, mọi suy nghĩ và tình yêu thương đều dành hết cho con nên chuyện vợ chồng không còn quan trọng.

Một số mẹ bầu muốn dành sự ưu tiên cho em bé trong bụng nên không muốn “gần gũi” chồng

Một số mẹ bầu muốn dành sự ưu tiên cho em bé trong bụng nên không muốn “gần gũi” chồng

Căng thẳng, áp lực 

Bên cạnh sự mệt mỏi do mang thai, không ít mẹ bầu còn cảm thấy căng thẳng và áp lực trong công việc hay các mối quan hệ xã hội. Sức ép này gây ra tâm lý nặng nề, cáu gắt, không còn nhu cầu “gần gũi” chồng.

4. Làm sao để cải thiện tình trạng giảm ham muốn khi mang thai?

Để cải thiện tình trạng giảm ham muốn khi mang thai, chị em phụ nữ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Suy nghĩ lạc quan, tích cực, tìm niềm vui với những người bạn thân thiết, đặc biệt là những người đã và đang chuẩn bị làm mẹ để có thể chia sẻ các kinh nghiệm, bí quyết sinh con và chăm sóc em bé. 

  • Giảm nghén bằng cách tránh thực phẩm có mùi và thức ăn cay nóng, chia nhỏ bữa ăn,… Khi cảm thấy buồn nôn, ói mửa thì có thể ngửi gừng hoặc chanh và nằm nghỉ ngơi, thư giãn.

  • Không làm việc quá sức. Có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và sếp để được hỗ trợ và hoàn thành tốt công việc.

  • Chia sẻ với chồng mọi tâm tư và suy nghĩ của bạn để được anh ấy hỗ trợ tốt nhất. Khi được chồng lắng nghe, thấu hiểu và biết rằng anh ấy cũng rất yêu bạn và lo lắng cho em bé trong bụng thì tinh thần sẽ thoải mái hơn.

Chia sẻ với chồng mọi tâm tư và suy nghĩ để được chồng thấu hiểu và giúp đỡ

Chia sẻ với chồng mọi tâm tư và suy nghĩ để được chồng thấu hiểu và giúp đỡ

Với tất cả chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ bầu sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng giảm ham muốn khi mang thai cũng như làm cách nào để cải thiện tình hình. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.