Tin tức

Chuyên gia tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa dịch

Ngày 19/10/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Rủi ro mà Covid-19 đem lại không chỉ tác động tiêu cực tới người khỏe mạnh mà còn ảnh  hưởng tới tình trạng bệnh cũng như đe dọa tính mạng của người mắc bệnh lý nền, đặc biệt là những bệnh nhân đái tháo đường. Vậy làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa dịch một cách hiệu quả?

1. Người bệnh tiểu đường và rủi ro trước Covid-19

Ngay từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 bùng phát, thì những người lớn tuổi với nhiều bệnh nền, tiêu biểu là đái tháo đường đã trở thành các đối tượng dễ gặp biến chứng nặng và nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với người khác. Chính vì thế, bệnh nhân bị tiểu đường cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Khả năng nhiễm Covid-19 có thể cao hơn người bình thường:

Do sức đề kháng suy giảm, theo một số nghiên cứu nồng độ glucose ở trong chất lỏng tại đường thở cao đã làm gia tăng tính ái lực giữa niêm mạc đường hô hấp của bệnh nhân bị tiểu đường và virus khiến cho người bệnh dễ bị mắc Covid-19 hơn. Ngoài ra, cộng thêm sự bám dính cao của virus trong niêm mạc đường thở của bệnh nhân cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị tổn thương do Covid-19 cao hơn người bình thường

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị tổn thương do Covid-19 cao hơn người bình thường

Bệnh nhân đái tháo đường bị mắc Covid-19 dễ gặp biến chứng:

Hệ miễn dịch của người bị tiểu đường thường yếu đi rất nhiều nên ngoài Covid-19 thì bệnh nhân tiểu đường cũng dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh khác. Theo báo cáo ghi nhận rằng tỷ lệ những người bị đái tháo đường gặp biến chứng nặng do mắc Covid-19 chiếm khoảng 25%.

Khi lượng glucose trong máu tăng cao sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch, gây bùng phát hội chứng suy hô hấp cấp và hiện tượng bão cytokine tấn công ngược lại cơ thể người bệnh. Chính vì thế, công tác điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường mắc SARS-CoV-2 thường phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.

Các biến chứng nghiêm trọng khi người bệnh không đáp ứng được phác đồ điều trị phải kể đến đó là nhiễm trùng huyết, nhiễm toan ceton tiểu đường và các tai biến khác.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bệnh nhân đái tháo đường dễ gặp biến chứng khi mắc Covid-19 đó là khó khăn trong vấn đề kiểm soát đường huyết. Cụ thể:

  • Chế độ ăn uống trong khu cách ly thay đổi, người bệnh không thể tuân theo chế độ nghiêm ngặt của người tiểu đường nên khó kiểm soát được lượng đường huyết một cách chủ động.

  • Thiếu thuốc men hoặc các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, giảm đau, glucocorticoid,... làm tăng đường huyết.

  • Một số yếu tố khác khiến gia tăng biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường: căng thẳng, lo âu, viêm nhiễm,...

2. Cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa dịch

Vì phải đối mặt với rủi ro trước đại dịch cao hơn nên chuyên gia y tế đã gợi ý một số phương pháp chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa dịch, giúp  người bệnh kiểm soát được triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Covid-19:

Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị:

Bác sĩ đã dựa trên tình trạng bệnh lý và đáp ứng thuốc để xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, do đó để việc điều trị được hiệu quả và không xảy ra biến chứng, người bệnh cần tuân theo liệu trình mà bác sĩ đã vạch ra.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tự ý thức áp dụng chế độ ăn khoa học, vận động điều độ và dùng thuốc theo đơn kê. Mỗi ngày cần theo dõi chỉ số đường huyết để điều chỉnh kịp thời lượng đường dung nạp vào cơ thể.

Theo dõi triệu chứng bệnh hàng ngày:

Vì nhu cầu đi lại đang cần phải hạn chế do dịch bệnh nên người bệnh cần học cách tự kiểm tra đường huyết tại nhà, cách đo huyết áp, kiểm tra các tổn thương trên cơ thể, biện pháp xử trí các cơn hạ đường huyết cũng như lên một thực đơn ăn uống lành mạnh.

Người bị tiểu đường cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra

Người bị tiểu đường cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra

Cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở bệnh nhân đái tháo đường?

Nếu nhận thấy chỉ số huyết áp và đường huyết không ổn định hoặc vã mồ hôi,  bệnh nhân cần đi khám ở cơ sở y tế gần nhất, không được tự ý điều trị hoặc chủ quan bỏ qua, tự ý đổi loại thuốc hoặc tự mua thuốc uống. Điều này sẽ khiến gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Đường huyết tăng cao dẫn tới: hôn mê, cảm cúm, dễ nhiễm trùng;

  • Mất nước, mất điện giải do đi tiểu nhiều;

  • Tai biến mạch máu não, thậm chí là đột quỵ.

Một liệu trình thuốc có thể chỉ áp dụng được cho một giai đoạn bệnh nhất định, không phải được dùng xuyên suốt trong mọi thời kỳ. Vì vậy nên bệnh nhân cần phải tái khám khi thấy có sự bất ổn để được đánh giá tình trạng bệnh đã tiến triển tới đâu, toa thuốc cũ có còn phù hợp nữa hay không. Dựa trên các yếu tố đó bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc đổi loại thuốc để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:

  • Nghiêm túc thực hiện chế độ “5K" theo hướng dẫn phòng ngừa Covid-19 theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế như:

  • Thường xuyên rửa tay, khử khuẩn;

  • Đeo khẩu trang và đồ bảo vệ khi đi ra nơi công cộng;

  • Không tập trung và giữ khoảng cách nơi đông người, tuân thủ chính sách phong tỏa, cách ly của chính quyền địa phương;

  • Khai báo y tế đầy đủ, đặc biệt là khi người nhà hoặc bản thân có các dấu hiệu nhiễm Covid-19;

  • Chủ động tham gia tiêm vaccine ngừa Covid-19 khi đủ điều kiện sức khỏe.

  • Uống thuốc đều đặn để kiểm soát đường huyết;

  • Thực đơn cần đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi, bổ sung nhiều rau xanh;

  • Uống nhiều nước mỗi ngày;

  • Vận động và tập thể dục kể cả khi ở trong nhà một cách đều đặn;

  • Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia;

  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày;

  • Duy trì một tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh âu lo và căng thẳng.

Kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường huyết bằng một chế độ ăn uống khoa học

Kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường huyết bằng một chế độ ăn uống khoa học

Với hoàn cảnh bình thường, việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh đã rất bất tiện nhưng còn khó khăn hơn khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mùa dịch trong tình hình hạn chế đi lại và rủi ro cao gấp nhiều lần khi nhiễm Covid-19. Do vậy, không chỉ riêng gì bệnh nhân đái tháo đường mà những người có bệnh lý nền mạn tính khác cũng cần tìm hiểu và trang bị các thông tin cần thiết, có một chế độ ăn uống khoa học để đối phó với bệnh tật trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. Bên cạnh đó, nếu phát hiện bản thân xảy ra các triệu chứng bất thường, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tổng đài 1900 56 56 56 của BVĐK MEDLATEC luôn túc trực 24/7 để hỗ trợ quý khách hàng tìm kiếm các giải pháp chăm sóc sức khỏe. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch khám ngay hôm nay!    

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.