Tin tức
Có các loại xét nghiệm sán lá gan nào - bác sĩ hướng dẫn cụ thể
- 18/06/2020 | Sán máng - một trong những loại ký sinh trùng nhiệt đới bị lãng quên
- 19/06/2019 | Xét nghiệm sán lá gan và những điều có thể bạn chưa biết
- 19/10/2020 | Sán lá gan: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
1. Tìm hiểu về bệnh sán lá gan
Bệnh sán lá gan ở người có 2 loại, phổ biến nhất vẫn là sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn ít gặp hơn và đặc điểm bệnh lý cũng có ít nghiên cứu hơn. Đây là một loại ký sinh trùng có kích thước nhỏ, khi trưởng thành chiều dài của chúng khoảng 10 - 20mm, chiều rộng từ 3 - 5 mm. Hình dạng của sán lá gan giống một chiếc lá, dẹt và mỏng, có thể thấy rõ các bộ phận bên trong cơ thể qua lớp màng da mỏng.
Sán lá gan có thể xâm nhập vào cơ thể qua các loại thực phẩm sống
Ký sinh trùng sán lá gan xâm nhập và gây hại trong cơ thể người theo con đường như sau:
-
Sán lá gan có mặt trong các loại thực phẩm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhất là chưa chế biến chín.
-
Con người ăn phải các thực phẩm này, sán lá gan đi vào dạ dày rồi xuống tá tràng. Tại tá tràng, ấu trùng sán lá gan tự tách vỏ và giải phóng.
-
Ấu trùng sán lá gan xuyên qua thành tá tràng, đi vào khoang phúc mạc rồi đến gan. Với cấu tạo đặc biệt, chúng đục thủng bao ngoài xâm nhập vào tận sâu nhu mô gan.
-
Ngoài gan thì sán lá gan còn di chuyển và sống ký sinh tại nhiều cơ quan của cơ thể khác như: thành bụng, vú, thành dạ dày, thành ruột,…
-
Sán lá gan ở trong gan sinh trưởng, đi vào đường mật và đẻ trứng, sau đó tiếp tục theo đường tiêu hóa thải ra ngoài để tiếp tục lây lan.
Trong cơ thể người, nếu sán lá gan không được phát hiện sớm và điều trị, chúng sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng cùng nhiều cơ quan khác, gây các biến chứng như: xơ gan, tắc mật, tổn thương đường mật, ung thư biểu mô đường mật,…
Tại Việt Nam, bệnh sán lá gan khá phổ biến, phân bố ở hầu hết các tỉnh thành nhưng phổ biến nhất là nhóm các tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai,… Bệnh lý này không gây lây nhiễm trực tiếp từ người sang người, song rất dễ khiến cộng đồng lớn cùng mắc bệnh.
2. Có những xét nghiệm sán lá gan nào?
Ký sinh trùng sán lá gan xâm nhập, ký sinh và gây tổn thương gan cùng nhiều cơ quan khác, gây triệu chứng bệnh khá rõ rệt như: buồn nôn, đau tức gan, phù nề, thiếu máu, gầy sút, rối loạn tiêu hóa,… Khi có những triệu chứng này, nhất là có thói quen ăn uống kém vệ sinh như: ăn gỏi cá sống, uống nước lá, ăn sống rau hoặc thủy sản sống tại địa phương có tỉ lệ mắc bệnh cao,… thì nên đi xét nghiệm sán lá gan càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm phân tìm trứng sán để chẩn đoán nhiễm sán lá gan
Hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm sán lá gan được thực hiện có thể chẩn đoán bệnh bao gồm:
2.1. Xét nghiệm phân
Xét nghiệm này khá phổ biến và đặc hiệu, tuy nhiên có thể bỏ sót bệnh do xét nghiệm vào thời điểm diễn biến bệnh không phù hợp. Nhiều bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhưng xét nghiệm không phải vào chu kỳ đào thải trứng của chúng nên cho kết quả âm tính. Thông thường phải sau 3 - 4 tháng nhiễm ký sinh trùng này, xét nghiệm mới thấy trứng trong phân người bệnh.
2.2. Xét nghiệm huyết học toàn phần và sinh hóa
Tình trạng nhiễm sán lá gan có biểu hiện khá rõ ràng khi xét nghiệm máu. Cụ thể như sau:
-
Trong giai đoạn ấu trùng sán lá gan xâm nhập, chỉ số bạch cầu của người bệnh cao trên 10.000/mm3, nhiều trường hợp lên tới 30.000/mm3.
-
Bạch cầu ái toan cao chiếm đến 5% tổng lượng bạch cầu, cá biệt lên tới 80%.
2.3. Xét nghiệm miễn dịch máu
Xét nghiệm này không dựa trên phân tích các chỉ số sinh hóa máu mà tìm kiếm kháng thể sán lá gan có trong huyết thanh của người bệnh. Ngày nay, xét nghiệm này đang được sử dụng rộng rãi do độ chính xác và độ tin cậy cao, không bỏ sót trường hợp mắc bệnh.
Xét nghiệm miễn dịch giúp chẩn đoán sán lá gan sớm và chính xác
Khác với xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan, xét nghiệm miễn dịch máu cho phép phát hiện bệnh từ rất sớm, ngay cả khi ấu trùng vừa mới xâm nhập vào cơ thể, tạo điều kiện cho điều trị hiệu quả.
Tùy từng trường hợp và cơ sở y tế, bác sĩ sẽ gợi ý bệnh nhân thực hiện các loại xét nghiệm sán lá gan phù hợp.
3. Xét nghiệm sán lá gan dương tính cần làm gì?
Khi phát hiện sán lá gan, cần chẩn đoán tình trạng bệnh càng sớm càng tốt, nhất là mức độ phát triển và tổn thương để điều trị. Các phương pháp chẩn đoán bệnh được thực hiện chủ yếu là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm gan tổng quát, chụp X-quang lồng ngực, chụp cắt lớp/chụp cộng hưởng từ vùng gan mật và ổ bụng,…
Khi đã xác định được tình trạng bệnh, điều trị tích cực sẽ được tiến hành với phác đồ phù hợp. Điều trị sán lá gan nếu phát hiện sớm không khó, song nếu chúng đã gây tổn thương nặng nề cho gan và các cơ quan thì việc hồi phục sẽ khó khăn hơn.
Nếu điều trị thuận lợi và tích cực, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, biến chứng gan và nội tạng do sán lá gan gây ra có thể rất phức tạp, yêu cầu điều trị lâu dài hơn.
Nên thực hiện xét nghiệm sớm sán lá gan khi có triệu chứng bệnh nghi ngờ
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh sán lá gan ở người, vì thế biện pháp phòng bệnh tốt nhất vẫn là ngăn ngừa nguồn lây nhiễm bằng cách ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giữ gìn vệ sinh môi trường là cần thiết để cắt đứt chu kỳ sống của sán lá gan và đang được thực hiện tại các địa phương có nguy cơ mắc bệnh cao.
Trên đây là những thông tin về xét nghiệm sán lá gan, nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ bệnh, nhất là sau khi ăn các món ăn không đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, hãy sớm đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Để đăng ký làm xét nghiệm hoặc đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nhà, đảm bảo an toàn mùa dịch, hãy liên hệ đến tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022. đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đảm bảo sẽ cho kết quả nhanh và chính xác nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!