Tin tức

Đau thần kinh tọa có những triệu chứng gì, nguyên nhân do đâu?

Ngày 27/02/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Đau thần kinh tọa là căn bệnh như thế nào? Nguyên nhân tại sao khiến cơ thể mắc phải bệnh này? Nó có liên quan gì đến thoát vị đĩa đệm hay không? Hãy theo dõi những thông tin từ bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc của bạn.

1. Sơ lược thông tin về đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là một hội chứng rất phổ biến hiện nay, còn được biết đến với cái tên là đau dây thần kinh hông to. Bệnh thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi từ 30 - 60, đồng thời số ca mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Căn bệnh này để lại rất nhiều tổn thương và hệ lụy cho bệnh nhân

Căn bệnh này để lại rất nhiều tổn thương và hệ lụy cho bệnh nhân

Nguyên nhân là gì?

  • Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân phổ biến nhất trong các ca mắc phải đau thần kinh tọa, là hậu quả từ việc các đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh nên đã dẫn đến những cơn đau.

  • Thoái hóa cột sống: khi tình trạng chuyển biến xấu, có tính chất mạn tính sẽ dẫn đến các tình trạng như biến dạng đốt sống, loãng xương, mọc gai xương,… ảnh hưởng đến các dây thần kinh tại vị trí tổn thương.

  • Viêm cột sống dính khớp: bệnh thường diễn biến chậm nhưng có thể gây ra những cơn đau khó chịu vùng thắt lưng hoặc mông, co cứng khớp (vào buổi sáng). Hậu quả có thể khiến bệnh nhân bị biến dạng cột sống và mang thương tật vĩnh viễn.

  • Trượt đốt sống: nguyên nhân có thể do hậu quả từ việc chấn thương hay dị tật bẩm sinh, thường đi kèm với bệnh lý thoái hóa cột sống cộng với tổn thương rễ thần kinh. 

  • Nhiễm trùng đốt sống: tổn thương xảy ra do một số loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh như tụ cầu, lao,… 

  • Một số nguyên nhân khác: đau thần kinh tọa cũng có thể là căn bệnh thứ phát bởi một số bệnh lý như u màng tủy, gai cột sống, hẹp ống sống thắt lưng. Hoặc các biến chứng từ những bệnh lý khác như sốt rét, thương hàn, giang mai,…

Thường xuyên mang vác vật nặng có thể tác động xấu và gây nên những cơn đau

Thường xuyên mang vác vật nặng có thể tác động xấu và gây nên những cơn đau

Đau thần kinh tọa có dấu hiệu như thế nào?

Bệnh nhân thường sẽ gặp phải những cơn đau có biểu hiện như:

  • Đau dai dẳng: thường xuất phát từ vùng thắt lưng, ở phần thấp của cột sống, lan xuống mông và sau đùi, rồi tiếp tục xuống bắp chân hoặc phía ngoài cẳng chân. Một số trường hợp chuyển biến nặng hơn có thể lan đến tận bàn chân và ngón chân.

  • Tính chất đau: các cơn đau có thể diễn ra âm hoặc đau nặng nề, dữ dội. Thường bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng lên khi hoạt động gắng sức, ho, hắt hơi, đi đại tiện,… hoặc thậm chí không thể làm bất cứ việc gì kể cả ngồi dậy.

  • Phản xạ gân gót giảm: người bệnh không thể đứng hoặc đi với tư thế nhón gót hoặc đi đứng bằng gót.

  • Tư thế giảm đau bất thường: một số bệnh nhân có thể có những tư thế giúp giảm đau. Thế nhưng, chúng có thể khiến cho cột sống bị biến dạng, lệch vẹo, nếu có cơn đau diễn ra ở vùng mông có thể khiến cơ bị xệ và các cơ xung quanh cột sống bị co cứng.

Những cơn đau ám ảnh người bệnh trong thời gian dài

Những cơn đau ám ảnh người bệnh trong thời gian dài

Đau thần kinh tọa có để lại biến chứng không?

Vì là một căn bệnh mang mang tính chất nguy hiểm, tác động trực tiếp đến chức năng vận động của cơ thể, cũng như ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của bệnh nhân. Nếu như chậm trễ việc điều trị, để căn bệnh kéo dài và tiến triển có thể dẫn đến nhiều biến chứng có thể kể đến như:

  • Cơn đau mạn tính: vì tình trạng dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, bệnh lý chuyển biến xấu hơn và mang tính chất mạn tính. Điều này có thể khiến bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc giảm đau, dẫn đến một số ảnh hưởng xấu đến những cơ qua khác như gan, thận, dạ dày,…

  • Trầm cảm: rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị lo âu, căng thẳng hoặc khó chịu, cáu gắt vì cơn đau khó hoặc không thể kiểm soát. Đồng thời, việc bị hạn chế vận động và gặp khó khăn trong sinh hoạt, công việc cũng là những yếu tố tác động liên quan khiến bệnh nhân rơi vào trầm cảm.

  • Suy giảm khả năng vận động ở chân: bệnh nhân có thể mất khả năng vận động một phần của bàn chân hoặc các đầu ngón chân. Điều này khiến các hoạt động đi đứng trở nên vô cùng khó khăn vì các vận động sinh lý không thể diễn ra như bình thường. 

  • Rối loạn thần kinh thực vật: khi cơn đau tăng mạnh, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề như đại tiểu tiện không tự chủ, trào ngược dạ dày, tăng tiết mồ hôi,…

  • Biến dạng cột sống: người bệnh duy trì tư thế giảm đau, tình trạng đau thần kinh tọa kéo dài làm tăng sức ép lên các dây thần kinh cột sống, tăng tình trạng thoát vị có thể khiến cột sống bị biến dạng. 

  • Yếu liệt vận động: mặc dù đa phần bệnh nhân chỉ bị đau một bên, thế nhưng nếu tình trạng đau không được khắc phục và diễn ra trong thời gian dài có thể để lại di chứng yếu liệt vận động.

2. Phải làm gì để tránh mắc phải căn bệnh này?

Để giúp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên như sau: 

  • Duy trì tư thế phù hợp: bạn nên chọn vị trí ngồi được hỗ trợ đệm lưng, có tay vịn. Khi đi lại, bạn nên giữ tư thế lưng thẳng tránh việc gù lưng. Nếu phải nâng và di chuyển vật nặng, nên giữ thẳng lưng và khom gối xuống để tránh tác động đến cột sống.

  • Tập luyện thể thao đều đặn: áp dụng các bài tập hằng ngày với mức độ vừa phải có thể giúp tăng cường và đảm bảo sự dẻo dai của xương khớp. Bạn nên tham khảo bác sĩ hoặc, huấn luyện viên để lựa chọn bài tập thích hợp nhất với bản thân.

  • Kiểm soát cân nặng: tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên xương khớp nói chung và các đốt sống thắt lưng nói riêng. Vì vậy, việc cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày một cách hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng.

  • Tránh các hoạt động quá sức: thường xuyên áp dụng các bài tập với cường độ cao, mang vác các vật nặng,… có thể đe dọa đến sức khỏe xương khớp của bạn.

Duy trì những bài tập vận động hợp lý có thể giúp ổn định tình trạng xương khớp

Duy trì những bài tập vận động hợp lý có thể giúp ổn định tình trạng xương khớp

Việc điều trị đau thần kinh tọa có thể là một quá trình dài, cần sự tham vấn của các bác sĩ chuyên khoa uy tín, kinh nghiệm. Vì vậy, bạn hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ điều trị và tư vấn những thông tin chính xác nhất. Liên hệ ngay với đường dây nóng 1900.56.56.56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.