Tin tức

Đề phòng bệnh chân tay miệng biến chứng

Ngày 26/03/2013
PGS. TS. Bùi Khắc Hậu
Từ đầu năm 2013 đến nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đã bùng phát ra hơn 28 tỉnh, thành trong cả nước với typ EV71 cực kỳ nguy hiểm.

Chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan từ người này sang người khác theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng hay phân của người bệnh và dễ gây thành dịch.

Đề phòng chân tay miệng biến chứng

Bệnh chân tay miệng do virus EV71 gây ra.

Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng từ 3 - 7 ngày. Hầu hết các trường hợp bị bệnh TCM sẽ qua khỏi nhưng có một số nếu là EV71 thì sẽ có thể bệnh diễn biến phức tạp hơn, nhất là khi virus gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Phòng bệnh chân tay miệng như thế nào?

Đây là một bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết ở miệng, họng, mũi hoặc chất tiết từ các bọng nước ở tay, chân hoặc phân của người bệnh. Bệnh cũng có thể được lây truyền gián tiếp từ các dụng cụ ăn uống, đồ chơi, quần áo, chăn màn của người bệnh.

Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu (chưa có vắc xin), vì vậy, phòng bệnh chung là rất cần thiết. Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh TCM cần cho trẻ ở nhà không đến vườn trẻ, lớp mẫu giáo, trường học và tránh không cho trẻ lành tiếp xúc với trẻ nghi bị bệnh TCM.

Ở địa phương đang có bệnh TCM, cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày bằng biện pháp rửa sạch tay, chân bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Đề phòng chân tay miệng biến chứng

Biểu hiện của trẻ khi mắc chân tay miệng.

Ở trẻ bệnh thì không làm cho bọng nước vỡ ra sẽ bị nhiễm trùng và lây lan ra xung quanh. Các loại quần áo, tã lót, khăn, đồ chơi của trẻ bị bệnh TCM, sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần sát khuẩn bằng nước sôi hoặc nước có pha hóa chất cloraminB.

Không giặt chung với các loại quần áo của trẻ lành với trẻ bệnh. Khi giặt, tắm rửa cho trẻ, người phục vụ (cha mẹ, cô nuôi trẻ…) cần đi găng tay và sau khi xong cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Phân của trẻ bị bệnh TCM cần được xử lý thật tốt, không để vương vãi ra môi trường xung quanh.

Khi trẻ bị bệnh TCM mà có một số dấu hiệu khác thường cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế, tốt nhất là khoa nhi, bệnh viện nhi hoặc các cơ sở khám, điều trị bệnh truyền nhiễm.

Nguồn: http:/www.tienphong.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.